Trong môi trường làm việc ngày nay, tiếng ồn không chỉ là một vấn đề phiền toái mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho người lao động. Lidinco, một công ty chuyên vè cung cấp thiết bị đo âm đã tiếp cận vấn đề này một cách toàn diện và khoa học để cung cấp những giải pháp hiệu quả và thiết thực.
Tác Động Tiếng Ồn Đến Sức Khỏe Người Lao Động
Tiếng ồn có thể được định nghĩa là những âm thanh không rõ nghĩa, thường được cảm nhận là khó chịu hoặc gây kích thích và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của chúng ta hoặc dẫn đến mất thính giác.
Trích dẫn từ nghiên cứu của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cho biết rằng “Tiếng ồn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như mất ngủ, căng thẳng, và thậm chí làm suy giảm thính lực.” (Nguồn: World Health Organization, “Burden of disease from environmental noise: Quantification of healthy life years lost in Europe,” 2011).
Tiếng ồn ở nơi làm việc là điều mà nhiều người trong chúng ta phải chịu đựng. Dù bạn làm việc trong văn phòng, bệnh viện, nhà máy hay công trường, không có nhiều người làm việc hoàn toàn im lặng. Bạn có thể nghe thấy tiếng máy điều hòa không khí ồn ào, tiếng máy in kêu lạch cạch hoặc tiếng gầm rú chói tai của máy móc.
Các nhà khoa học, nghiên cứu và các kỹ sư âm thanh thường sử dụng thanh đo decibel làm thang đo để xác định mức độ tiếng ồn gây hại. Âm thanh thiên nhiên mà con người có thế nghe thấy hàng ngày chẳng hạn như tiếng lá xào xạc, được phân loại là 20-30 decibel mức độ âm thanh dễ chịu. Âm thanh đạt tới 85 decibel trở lên được coi là có khả năng gây hại cho tai con người. Có lẽ nhiều người cho rằng mức độ âm thanh này sẽ không dễ bắt, nghe thấy, nhưng trong thực tế một số âm thanh hàng ngày con người tiếp nhận còn cao hơn mức 85 decibel. Chẳng hạn như âm thanh của máy cắt cỏ, xe cộ, xe lửa… những âm thanh này có thể cao từ 90 decibel đến 115 decibel. Đây là mức độ âm thanh gây hại cho người.
HSE đã từng gây bãi với bản báo cáo rằng khoảng 170.000 người ở Anh bị ù tai, điếc hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác về thính giác do tiếp xúc với tiếng ồn tại nơi làm việc. Hiện nay ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm tiếng ồn cũng đã được chú trọng nhưng vẫn còn có nhiều người vẫn chưa nhận ra được sự nghiêm trọng mà ô nhiễm tiếng ồn tại nơi làm việc.
Trong một báo cáo tổng quan về Luật Không Khí Sạch được công bố bởi EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ), sự thật là chúng ta không thể “nhìn thấy, nếm hoặc ngửi” âm thanh có thể giải thích tại sao nó không nhận được nhiều sự chú ý như các loại ô nhiễm khác, chẳng hạn như ô nhiễm không khí. Mặc dù chúng ta liên tục bị bao quanh bởi tiếng ồn, nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn không nhận thức được những nguy hiểm mà tiếng ồn môi trường gây ra cho sức khỏe.
Nguy cơ sức khỏe lớn nhất từ tiếng ồn tại nơi làm việc là tổn thương đôi tai. Những tiếng ồn lớn tại nơi làm việc có thể khiến người lao động mất thính lực tạm thời, giảm thính lực, thậm chí là mất thính lực, Việc mất thính lực rất dễ xảy ra khi người loại động phải tiếp xúc với mức độ âm thanh trên 90 decibel hơn 8 tiếng một ngày.
Các tổ chức quốc tế cảnh báo nhiều lần, vấn đề sức khỏe được báo cáo nhiều nhất liên quan đến việc tiếp xúc nhiều với ô nhiễm tiếng ồn là Mất thính giác do tiếng ồn (Noise Induced Hearing Loss – NIHL). Một nghiên cứu chung được thực hiện bởi Phòng Thí nghiệm Đánh giá Phơi nhiễm và Dịch tễ học Môi trường, Phòng Tư vấn Máy tính hóa và Phương pháp Thực hiện, và Viện Y tế Công cộng và Môi trường Quốc gia cho thấy việc tiếp xúc với decibel cao cũng có thể dẫn đến huyết áp cao, bệnh tim, rối loạn giấc ngủ và stress. Hơn nữa, những người thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm tiếng ồn còn có mức độ căng thẳng cao, thay đổi tâm trạng, mất ngủ, giảm năng suất, tăng huyết áp, trầm cảm và mất thính giác, bên cạnh NIHL.
Trong phần lớn lịch sử loài người, vấn đề với tiếng ồn đơn giản chỉ là mức độ khó chịu mà nó mang lại. Quy định đầu tiên về tiếng ồn được ghi nhận là do Julius Caesar soạn thảo ngay trước khi ông bị ám sát vào năm 44 trước Công nguyên, quy định giới hạn thời gian mà xe ngựa và xe kéo ồn ào được phép lưu thông trên đường phố.
Đến ngày nay không thiếu những quy định về tiếng ồn đã được ban hành và thực thi trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhưng thực sự những quy định này không phổ biến rộng rãi còn rất nhiều người không biết đến những quy định về tiếng ồn. Chính vì thế tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở nơi làm việc thực sự nghiêm trọng và không được đề cao.
Đầu tiên chúng ta nên nói về lý do tại sao việc giải quyết tiếng ồn tại nơi làm việc lại quan trọng đến vậy. Hơn nữa, chúng ta có chắc chắn rằng nhân viên nhận thức được những nguy hiểm mà tiếng ồn quá mức có thể gây ra đối với sức khỏe thính giác của chính họ không?
Khi Nào Nên Trang Bị Bảo Hộ và Hạn Chế Tiếng Ồn? Tiêu chuẩn OSHA?
Việc để người lao động nhận thức được vấn đề về mối nguy hiểm về tiếng ồn cần được đào tạo và thực hiện theo tiêu chuẩn trong các ngành nghề công nghiệp khác có rủi ro cao như sản xuất. Bởi vì toàn bộ môi trường của một nhà máy sản xuất có thể ồn ào do máy móc công nghiệp lớn và hệ thống loa phóng thanh ồn ào. Vấn đề của việc không bảo vệ nhân viên khỏi tiếng ồn là các mối nguy hiểm khác sau đó sẽ xuất hiện và cần được giải quyết.
Việc không nghe thấy sẽ khiến người lao động bỏ lỡ những cảnh báo an toàn, thông báo từ máy móc và hơn thế nữa. Chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào thính giác của mình nên chắc chắn không nên coi đó là điều hiển nhiên. OSHA đã thiết lập tiêu chuẩn về tiếng ồn tại nơi làm việc, bao gồm mức độ tiếng ồn an toàn, yêu cầu về bảo hộ, và các biện pháp hạn chế tiếng ồn. Việc đánh giá tuân thủ tiêu chuẩn OSHA sẽ bao gồm kiểm tra môi trường làm việc, đo lường mức độ tiếng ồn, và đưa ra các biện pháp cải thiện nếu cần thiết.
Chính vì thế những người lao động ở môi người có nhiều máy móc cần trang bị bảo hộ và hạn chế tiếng ồn tại nơi làm việc có mức độ tiếng ồn vượt quá 85 decibel (dB) trong 8 giờ làm việc. Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngành công nghiệp như xây dựng, sản xuất và công nghệ, nơi tiếng ồn có thể vượt quá ngưỡng an toàn. Và thường xuyên theo dõi mức độ tiếng ồn trong khu vực làm việc cũng như máy móc bằng các thiết bị đo và phân tích âm thanh.
Để đo lường mức độ tiếng ồn, cần sử dụng thiết bị đo âm thanh chuyên dụng như Dosimeter (PLACID LE 01, doseBadge Industrial Noise Dosimeter… ) hoặc sound level meter (Placid SL_02, Bedrock SM30 Class 2). Dữ liệu được thu thập sẽ được kiểm chứng bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn an toàn và định mức của tổ chức như OSHA (Occupational Safety and Health Administration).
Mua máy đo độ ồn ở đâu
Với việc hiểu biết sâu rộng về tác động của tiếng ồn đến sức khỏe và an toàn của người lao động, Lidinco đã cung cấp thiết bị và những giải pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn trong môi trường làm việc. Đồng thời, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như OSHA cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
Là một đơn vị được biết đến với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị, máy đo, ứng dụng và cả giải pháp hoàn chỉnh cho việc đo lường tiếng ồn. Lidinco hân hạnh mang đến cho bạn những sản phẩm chính hãng phù hợp với yêu cầu sử dụng, được tư vấn chính xác bởi đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi
Thông tin liên hệ mua hàng
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
– Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
– Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
– VP Bắc Ninh: 184 Đường Bình Than, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh
– Điện thoại: 0222 7300 180
– Email: sales@lidinco.com