Máy đo động rung là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực đời sống. Máy đo độ rung được thiết kế nhỏ gọn, cấu tạo đơn giản và dễ sử dụng nhưng đem lại kết quả chính xác giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người sử dụng.
Đo độ rung là một quá trình cần phải chuẩn bị qua nhiều bước khác nhau, trong mỗi bước sẽ có những điểm riêng cần lưu ý để làm sao cho phép đo đạt hiệu quả tốt nhất, dưới đây là các bước chuẩn bị cho một quá trình đo gia tốc rung mà bạn nên tham khảo
Bước 1: Kết nối thân máy với Sensor độ rung
Kết nối phần thân máy với Sensor sao cho chắc để tránh trường hợp có sai số lớn trong quá trình đo dẫn đến nhiều hậu quả. Sensor đo độ rung có rất nhiều loại nên lựa chọn đúng loại sensor với nhu cầu sử dụng của mình.
Bước 2: Bật nút Power để khởi động máy
Sau khi kết nối phần thân máy với Sensor, chúng ta sẽ khởi động máy để bắt đầu tiến hành đo độ rung. Đảm bảo máy luôn hoạt động trong quá trình đo nếu không có thể dẫn đến sai lệch kết quả ảnh hưởng đến kế hoạch đề ra trước đó.
Bước 3: Sử dụng bệ từ nam châm đi kèm để gắn kết gia tốc tại các điểm đo.
Để đo được các phép đo chất lượng và lặp lại, bạn nên chuẩn bị sẵn điểm đo của mình trên vỏ ổ trục. Cách tốt nhất để phép đạt được độ chính xác cao nhất đó chính là chuẩn bị một miếng đo. Một miếng đo sẽ có bề mặt phẳng, được làm bằng thép không rỉ và có từ tính tốt hoặc kết nối bằng một loại keo đặc biệt. (có đặc tính kim loại khi khô) đảm bảo truyền dẫn tốt. Thông thường các cảm biến đo độ rung hiện nay được gắn trên bị một bề mặt với từ tính mạnh nên bạn chỉ cần chuẩn bị một bề mặt phẳng là tốt cho phép đo
Bước 4: Nhấn vào nút Function để lựa chọn thông số
Đa số máy đo độ rung sẽ có nút Function để chúng ta tiện lợi lựa chọn thông số đo như gia tốc, vận tốc, tần số và độ chỉnh dịch chuyển. Bạn có thể lựa thông số phù hợp để có được một kết quả đo chính xác nhât.
Bước 5: Màn hình LCD sẽ hiển thị kết quả mong muốn
Các thông số về vận tốc (mm/s), gia tốc (mm/s²) và tần số (Hz) được thể hiện trên màn hình thiết bị. Tiến hành so sánh các kết quả đo lường và ghi nhận kết quả để theo dõi cho các lần kiểm tra tiếp theo
Sau khi tiến hành đo đạt việc tạo một biểu đồ dạng cây để thể hiện đầy đủ các kết quả đo sẽ giúp bạn tiện quản lý các tệp đo lường của mình hơn. Hầu hết các hãng sản xuất thiết bị đo rung chuyên nghiệp đều cung cấp phần mềm cho phép bạn làm điều này
Hiện nay, các loại máy móc trong công nghiệp có giá thành ngày càng cao và hoạt động liên tục. Điều này mang đến những nguy cơ tìm tàng có thể làm hỏng thiết bị bất cứ khi nào, do đó các nhà sản xuất thường đầu tư các thiết bị đo rung dạng Data Logger (thu thập dữ liệu) gắn trực tiếp vào thiết bị để có thể theo dõi thiết bị 24/24 ngay lập tức phát hiện lỗi hoặc các bất thường xảy ra
Bạn có thể cài đặt các thông số sẵn trên phần mềm, ngay khi có những biến động bất thường phần mềm sẽ lập tức gửi thông báo đến điện thoại hoặc mail để dễ dàng xử lý
Máy đo độ rung chất lượng cao ở đâu?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm máy đo độ rung khác nhau với giá cả và chất lượng đa dạng. Để chọn cho mình sản phẩm chính hãng, có bảo hành, tư vấn kỹ thuật, đến từ các thương hiệu hàng đầu. Bạn có thể tham khảo các dòng máy đo độ rung tại Lidinco, chuyên phân phối thiết bị điện chính hãng với giá tốt nhất:
Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống
Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Di động: 0906 988 447
Email: sales@lidinco.com