Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến tường cách âm. Để hiểu rõ về hàng ra các âm hãy cùng LIDINCO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tường cách âm là gì
Tường cách âm hay còn được gọi là tấm chán tiếng ồn, rào chắn âm thanh) được thiết kế đặc biệt để giảm tối thiệu âm thanh và tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào trong và ngược lại hoặc từ các không gian khác nhau.
Vào giữa thế kỷ 20 khi các dòng phương tiện nhiên liệu tiêu hao nhanh chóng phát triển và bùng nổ từ đó tiếng ồn cũng vì thế mà gia tăng. Đến năm 1960, công nghệ âm thanh phát hiện ra hiệu quả cách âm của các bức tường cách âm thông qua số liệu được đo lường.
Năm 1970 khi nước Anh thông các quy định về tiếng ồn, kể từ đó các tấm chắn tiếng ồn ngày một được sử dụng rộng rãi hơn và lan dần ra toàn thế giới. Đến đầu những năm 1990 khi khi tấm cách âm trở nên thông dụng ở Châu Âu nói chung và Đan Mạch nói riêng, việc cải tiến vật liệu để có thể giúp các vách tường vừa đạt được hiệu quả cách âm lại có thể truyền ánh sáng giúp mở ra con đường đa dạng hóa các loại tường, rào cách âm một cách đa dạng mà không mất đi hiệu quả cách âm.
Dựa vào nguyên lý dội âm, khi âm thanh gặp các bề mặt vách, trần, sàn của phòng thường là mặt phẳng, nhẵn mịn. Sóng âm sau khi phát ra gặp các bề mặt này sẽ bị phản xạ dội lại trong khắp không gian phòng họp tạo ra tiếng vang, tiếng ù ù khó chịu.
Hoặc khi âm thanh gặp tấm tiêu âm, sóng âm đập vào bề mặt tấm tiêu âm, âm thanh sẽ bị chia thành 3 phần. Một phần được hút vào vật liệu và triệt tiêu âm vang khó chịu. Một phần nhỏ được phản xạ trở lại không gian và một phần đi qua các tấm tiêu âm hấp thụ âm thanh
Ngày nay, tường cách âm, rào cách âm hay vách cách âm được áp dụng rất nhiều trong các công trình cầu đường cũng như dân dụng ở nước ta. Việc tạo ra một bước tường rào cách âm đúng chuẩn là một việc cần cả kỹ thuật lẫn sự tính toán hợp lý cũng như tìm được vật liệu cách âm phù hợp cho từng mục đích cũng như môi trường.
Các loại vật liệu cách âm không nhất thiết là các loại bông tinh cách âm hay là nhưng miếng dán cách âm được bán đại trà. Nhất là đối với những công trình chú trọng hiệu quả cách âm việc sử dụng một tấm giấy dán cách âm như một biện pháp là không thể.
Cấu tạo của tường cách âm
Tường cách âm vốn không phổ biến ở Việt Nam, nhưng không khó thấy ở các những công trình giao thông, phòng thu âm, rạp chiếu phim, phòng hội nghị, phòng xét nghiệm y tế. Nhưng đối với các công trình dân dụng thì thường không được áp dụng nhiều.
Những năm gần đây khi các phương tiện giao thông, các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển theo thời gian. Vấn đề về tiếng ồn ngày càng gia tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của con người, từ đó khiến cho nhu cầu về cách âm bắt đầu ra tăng. Những giải pháp và vật liệu cách âm được quan tâm và tìm kiếm nhiều hơn.
Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng mà sẽ có những giải pháp và vật liệu khác nhau. Nhưng đa phần tâm lý người sử dụng đề muốn những vật liệu dễ sử dụng và tiết kiệm lại có tính thẩm mỹ. Tiếng ồn sẽ được giảm đi một phần nào phù hợp với yêu cầu của người sử dụng.
Nhưng đối với những khu vực chịu ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn trực tiếp như khu dân cư gần quốc lộ hay gần đường lớn thì việc một vài miếng cách âm không thể đem lại được những hiệu quả mong muốn.
Chính vì thế rất nhiều công trình dân dụng bắt đầu chú ý và thực hiện các bước chống ồn ngay từ đầu. Và một trong những các chống ồn hiệu quả nhất chính là tường cách âm.
Tường cách âm thường được cấu tạo với nhiều lớp, gồm:
– Tường chính (Tường ngoài): Đây là phần tường bên ngoài và đóng vai trò như vật liệu bao quanh tòa nhà hoặc không gian cần cách âm. Thường thì tường chính sẽ là bức tường gạch, bê tông hoặc tường xây dựng bằng vật liệu có khả năng cách âm tốt.
– Lớp cách âm (lớp này thường vật liệu sẽ là bông thủy tinh, cao su non, bông khoáng, đá Perlite, PU Foam Opencell, mút xốp PE-OPP, túi khí, …) tại lớp này âm thanh sẽ bị tiêu hoặc tán âm từ đó tiếng ồn sẽ giảm và mức độ hiệu quả phụ thuộc vào vật liệu cũng như kích thước của vật liệu cách âm.
– Lớp Chống Rò Rỉ Âm Thanh: Để đảm bảo không có tiếng ồn truyền qua các khe hở, mối nối và lỗ trống, lớp chống rò rỉ âm thanh sẽ được sử dụng. Điều này có thể bao gồm keo dán chống nhiễu, băng dính chống ồn và các giải pháp kín khít khác.
Ưu điểm của tường cách âm
- Kiểm soát tiếng ồn: Tường cách âm có khả năng chặn tiếng ồn và ngăn chúng truyền qua từ không gian này sang không gian khác, tạo ra môi trường yên tĩnh và thoải mái.
- Bảo vệ sức khỏe: Tường cách âm giúp ngăn chặn tác động tiêu cực của tiếng ồn đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của con người, giảm căng thẳng và lo âu.
- Đảm bảo tuân thủ quy định: Trong một số ngành, việc sử dụng tường cách âm là cách để tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về tiếng ồn và âm thanh.
- Tạo môi trường làm việc tốt hơn: Tường cách âm trong môi trường làm việc giúp tăng cường hiệu suất và tập trung, giảm thiểu xao lộn từ tiếng ồn.
Nhược điểm của tường cách âm
- Chi phí: Xây dựng và cài đặt tường cách âm có thể tốn kém về chi phí, bao gồm vật liệu chất lượng cao và công việc lắp đặt chuyên nghiệp.
- Không gian yêu cầu: Tường cách âm thường yêu cầu không gian riêng biệt và kiến thức kỹ thuật để thiết kế và xây dựng, điều này có thể hạn chế trong một số môi trường.
- Phức tạp trong thiết kế và xây dựng: Xác định yêu cầu cụ thể, lựa chọn vật liệu, và đảm bảo tính khít kín trong thiết kế và xây dựng tường cách âm có thể phức tạp.
- Bảo trì: Tường cách âm cần bảo trì định kỳ để đảm bảo tính hiệu quả và khả năng cách âm vượt trội.
- Khả năng ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể: Xây dựng tường cách âm có thể ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể của không gian, bao gồm diện tích và bố trí nội thất.
Tường cách âm mặc dù có nhiều nhược điểm nhưng có thể nói ưu điểm quan trọng trong việc kiểm soát tiếng ồn rất quan trọng. Vì ngưỡng âm thanh an toàn mà con người có thể nghe được nằm ở khoảng từ 10dB đến 85 dB. Nhờ việc kiểm soát được tiếng ồn, việc nghỉ ngơi thư giãn cũng được đảm bảo từ đó sức khỏe tinh thần cũng được đảm bảo.
Lidinco chuyên cung cấp giải pháp cũng như vật liệu cách âm nhập khẩu chính hãng. Truy cập Lidinco để tham khảo vật liệu cách âm hoặc liên hệ hotline 0906.988.447 để được tư ván giải pháp miễn phí