Bài viết này được dịch trên cơ sở bài nghiên cứu hậu của tiếng ồn đối với trẻ em. Kết quả được nghiên cứu từ nhóm trẻ em dưới 6 tuổi tại Brazil. Trong bài viết sẽ phân tích theo dõi, tiếng ồn có liên quan đến việc gia tăng các vấn đề về hành vi.
Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đối với trẻ nhỏ
Tiếng ồn trong môi trường sống đã được chứng minh là có ảnh hưởng xấu đến nhận thức và hành vi của trẻ em. Tuy nhiên, bằng chứng về mối liên hệ giữa tiếng ồn cộng đồng và sự phát triển của trẻ em ở các nước thu nhập thấp và trung bình còn hạn chế. Nghiên cứu này điều tra mối liên quan giữa tiếng ồn cộng đồng với sự phát triển hành vi và nhận thức ở trẻ mẫu giáo tại São Paulo.
Các dữ liều sự phát triển của trẻ em từ dụ án “Nhiên cứu dân sinh vùng Tây Sao Paulo vvới mức độ tiếp xúc với tiếng ồn trung bình (Lden) và tiếng ồn ban đêm (Lnight) tại nhà trẻ, được ước tính bằng mô hình hồi quy sử dụng đất với các yếu tố dự báo khác nhau (đường sá, trường học, mảng xanh, khu dân cư và khu định cư tạm thời). Các câu hỏi đã được thống kê thông qua các bảng khảo sát về điểm mạnh và Khó khăn (Strengths and Difficulties Questionnaire – SDQ) và dự án khu vực về chỉ số sự phát triển của trẻ 3 tuổi (Regional Project on Child Development Indicators – PRIDI) cùng bảng đánh giá hành vi ở trẻ (Child Behavior Checklist – CBCL) và đánh giá khả năng phát triển và học tập khi ở trẻ 6 tuổi (International Development and Early Learning Assessment – IDELA). Các nhà nhiên cứu đã đánh giá mối quan hệ giữa tiếng ồn và sự phát triển của trẻ bằng các sử dụng phương pháp “mô hình hồi quy dưới góc nhìn mô hình 2D.
Dữ liệu được thu thập được từ 3385 trẻ 3 tuổi và 1546 trẻ 6 tuổi. Mức độ tiếng ồn trung bình của Lden và Lnight lần lượt là 70,3 dB và 61,2 dB. Trong phân tức mức tăng 10 dB của Lden vượt quá 70 dB có liên quan đến việc tỷ lệ tăng 32% điểm và có khả năng xếp váo nhóm ôn nhiễn tiếng ồn cao của SDQ ở mức ranh giới hoặc bất thường (OR = 1,32, KTCB 95%: 1,04; 1,68) và 0,72 độ lệch chuẩn (SD) tăng trong điểm chuẩn tổng các vấn đề của CBCL (KTCB 95%: 0,55; 0,88). Không tìm thấy mối liên hệ ngang hàng với sự phát triển nhận thức.Trong phân tích theo dõi, mỗi mức tăng 10 dB có liên quan đến việc tăng 0,52 SD độ lệch chuẩn trong vấn đề hành vi (95% CI: 0,28; 0,77) và giảm 0,27 về nhận thức (KTCB 95%: -0,55; 0,00). Kết quả cho Lnight trên 60 dB cũng tương tự.
Những phát hiện của các nhà nghiên cứu đã cho thấy việc tiếp xúc với tiếng ồn trong cộng đồng vượt hơn Lden 70 dB và Lnight 60 dB có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hành vi và nhận thức của trẻ mẫu giáo
*Hồi quy sử dụng đất:
Nghiên cứu tác động ô nhiễm tiếng ồn đối với trẻ em
Ô nhiễm tiếng ồn ngày nay đã được công nhận là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Theo cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA), đã ước tính có 22 triệu người bất mãn và đã phải chịu đựng tiếng ồn kéo dài, hơn 6,5 triệu người đã gặp mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ mãn tính và 12.000 người tử vong mỗi năm do phải tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài. Mặc dù WHO đã công bố “Ô nhiễm tiếng ồn” là mối đe dọa lớn với sức khỏe cộng đồng ở các nước có thu nhập thấp và các nước đang phát triển, nhưng bằng chứng về tác động của tiếng ồn trong LMICs vẫn còn rất hạn chế. Hiện tại, tiếng ồn trong cộng đồng thậm chí chưa được đề cập trong dự án Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu (GBD Collaborators, 2019).
Hầu hết các nghiên cứu về tiếng ồn hiện nay tập trung vào sức người lớn tuổi, đặc biệt là bệnh tim mạch. Rất ít nghiên cứu và tài liệu về tác động tiếng ồn đối với trẻ em những đối tưởng dễ bị tổn thương do tiếng ồn gây ra, do khả năng dự đoán và đối phó với căng thẳng hạn chế. Bằng chứng tốt nhất hiện có dành cho trẻ em tập trung vào tiếng ồn máy bay và ảnh hưởng đến kỹ năng đọc, ghi nhớ. EEA ước tính 12.500 trẻ em học đường bị suy giảm khả năng học tập do tiếng ồn máy bay. Tiếng ồn cộng đồng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ, dẫn đến các vấn đề về hành vi.
Ở người lớn, hậu quả của sức khỏe do ô nhiễm tiếng ồn gây ra được cho là có liên quan đến sự khó chịu/ sự làm phiền. Điều này cũng có thể đúng với trẻ em vì nồng độ hormone adrenaline và noradrenaline tăng cao. Ngoài ra, tiếng ồn ban đêm dự kiến sẽ ảnh hưởng đến giấc dẫn đến căng thẳng và thiếu ngủ là những yếu tố rủi ro cho sức khỏe tâm thần ở trẻ em.
Phần lớn những tài liệu hiện quá về trẻ em tập trung vào việc tiếp xúc với tiếng ôn từ máy bay hoặc giao thông đường bộ ở trường, nhưng không đề cập đến các nguồn tiếng ồn khác như tiếng ồn từ khu công nghiệp hoặc tiếng ồn ngoài trời. Hơn thế, nhiều nghiên cứu tiếng ồn chỉ đo tiếng ồn ở trường. Thế nhưng tiếng ồn ở nhà cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em trong các hoạt động giao tiếp, học tập, nghỉ ngơi và ngủ.
Không có nhiều tài liệu được ghi lại trong thời gian dài về tiếng ồn liên quan đến trẻ em. Tiếng ồn có thể gây ra các tác động tăng dần, không đổi hoặc giảm do thích nghi. Tác động của tiếng ồn không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố vật lý mà còn phụ thuộc vào yếu tố văn hóa, cách âm của ngôi nhà và các yếu tố cá nhân như độ nhạy tiếng ồn và kiến thức về rủi ro sức khỏe môi trường.
Nghiên cứu này nhằm điều tra tác động của tiếng ồn đến sự phát triển nhận thức và hành vi ở trẻ em từ 3 đến 6 tuổi tại São Paulo, xem xét các nguồn tiếng ồn khác nhau trong cộng đồng và sử dụng phương pháp nghiên cứu theo dõi dài hạn.
Đối tượng theo dõi nghiên cứu tiếng ồn
Nghiên cứu này dựa trên nhóm nghiên cứu sinh vùng Tây Sao Paulo (SP-ROC). Chi tiết về nhóm SP-ROC và tuyển chọn ứng viên tham gia đã được công bố trước đây (Brentani et al., 2020). Nhóm nghiên cứu được thành lập vào năm 2012 như một nghiên cứu theo dõi dài hạn nhằm điều tra mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với các yếu tố rủi ro trong các giai đoạn trẻ từ khi còn nhỏ và kết quả nghiên cứu, theo dõi trong thời gian dài ở môi trường đô thị. Nhóm SP-ROC bao gồm tất cả trẻ em từ khu vực Butantã / Jaguaré sinh tại Bệnh viện Đại học São Paulo (HU USP) từ ngày 1 tháng 4 năm 2012 đến ngày 31 tháng 3 năm 2014. Tổng cộng có 6162 trẻ em được đưa vào nhóm nghiên cứu với sự đồng ý của người giám hộ. Hồ sơ y tế điện tử từ bệnh viện đại học được sử dụng để trích xuất thông tin về các ca sinh và các dữ liệu lâm sàng khác. Trong thời kỳ hậu sản, các bà mẹ hoàn thành bảng câu hỏi về tình trạng kinh tế xã hội và hoàn cảnh gia đình. Khi trẻ được 3 và 6 tuổi, việc đánh giá về phát triển của trẻ và lối sống của cha mẹ được thực hiện tại nhà trẻ.
Các đánh giá và mô hình hóa mức độ tiếp xúc tiếng ồn đã được mô tả chi tiếng và công bó trước đó (Raess et al., 2021).
Đánh giá và mô hình hóa mức độ tiếp xúc tiếng ồn đã được mô tả chi tiết và công bố trước đó (Raess et al., 2021). Đo lường hàng tuần mức độ áp suất âm thanh trung bình tương đương A (LAeq) tính trung bình theo các khoảng thời gian 1 giây được thực hiện một hoặc hai lần trong một tuần tại 42 địa điểm nhà từ ngày 12 đến ngày 19 tháng 2 năm 2019 (mùa hè) và từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 8 năm 2019 (mùa đông). Máy đo mức độ âm thanh Loại II Data Logger Noise Sentry RT (Convergence Instruments, Sherbrooke, QC, Canada) được lắp đặt bên ngoài mỗi địa điểm. Lden được tính toán với mức phạt 5 dB cho các phép đo buổi tối (18:00 – 23:00) và mức phạt 10 dB cho các phép đo ban đêm (23:00 – 07:00).
Dựa trên các phép đo và các biến động dự báo của hệ thống thông tin địa lý (GIS) có liên quan, một mô hình hồi quy sử dụng đất (LUR) đã được phát triển để ước tính Lden và Lnight (23:00 – 07:00) tại địa chỉ cư trú của tất cả những người tham gia nghiên cứu. Năm biến dự báo GIS (tỷ lệ các cơ sở giáo dục trong bán kính 400m, khoảng cách nghịch đảo đến đường giao thông chính gần nhất (bao gồm đường cao tốc, đường chính, đường cấp I, II và III), tỷ lệ các khu định cư không chính thức (“favelas”) trong bán kính 400m, tỷ lệ sử dụng đất cư trú trong bán kính 50m (Lden) và 25m (Lnight) và chỉ số Chênh lệch Thực vật Hóa chuẩn hóa trung bình (NDVI) chỉ ra mức xanh của một khu vực trong bán kính 100m) giải thích 56% (Lden) và 63% (Lnight) của phương sai quan sát được trong các đo đạc tiếng ồn trung bình. Chúng tôi sử dụng mô hình này để dự đoán tiếng ồn lâu dài tại tất cả các địa điểm cư trú của trẻ em được bao gồm trong nghiên cứu. Các giá trị tiếng ồn cực cao không thực tế do ngoại suy các tham số mô hình đã bị kiểm duyệt, tức là đặt thành 80 dB cho Lden và 75 dB cho Lnight (Hình 1).
Hình 1. Thống kê tóm tắt về tiếng ồn dự đoán theo mô hình hồi quy sử dụng đất (LUR) tính bằng dB cho trẻ em trong khu vực nghiên cứu (khu vực Butantã/Jaguaré ở São Paulo). A: Lden tại nơi ở của trẻ 3 tuổi (n = 3385); B: Lnight tại nơi ở của trẻ 3 tuổi (n = 3385); C: Lden tại nơi ở của trẻ 6 tuổi (n = 1546); D: Lnight tại nơi ở của trẻ 6 tuổi (n = 1546). Các giá trị tiếng ồn dự đoán cao đã được kiểm duyệt ở mức 80 dB cho Lden và 75 dB cho Lnight (dòng đỏ đứt) để phân tích dịch tễ học. Lưu ý: Lden (00:00–24:00), phạt 5 dB cho các phép đo buổi tối (18:00–23:00) và phạt 10 dB cho các phép đo ban đêm (23:00–07:00). (Để giải thích về màu sắc được tham chiếu trong chú giải hình này, độc giả vui lòng tham khảo phiên bản web của bài báo này.)
Kết quả nhận thức và hành vi của trẻ
Các vấn đề về hàng vi ở trẻ 3 tuổi được đánh giá dựa trên “Phiếu câu hỏi về điểm mạnh và điển yếu” (Strength and Difficulties Questionnaire – SDQ) do người bảo hộ trả lời, đây là bảng câu hỏi chuẩn để sàn lọc hàng vi của trẻ em (Goodman, 1997) đã được xác nhận có giá trị ở Brazil (Cury và Golfeto, 2003; Fleitlich et al., 2000; Goodman et al., 2012).
Bảng câu hỏi gồm 25 câu hỏi với 5 thang điểm phụ: triệu chứng cảm xúc, vấn đề hành vi, tăng động/hiếu động, vấn đề quan hệ bạn bè và hành vi xã hội. Mỗi thang phụ bao gồm 5 câu hỏi được trả lời trên thang điểm từ “không đúng” (0), “hơi đúng” (1) hoặc “hoàn toàn đúng” (2). Các điểm đánh giá này được cộng lại thành điểm của thang phụ. Tổng điểm khó khăn được tạo ra bằng cách cộng tất cả các điểm thang phụ ngoại trừ hành vi hướng xã hội, vì điểm này không được tính đến trong phân tích của chúng tôi (YouthinMind, 2021). Do đó, tổng điểm Nhược điểm và điểm thang phụ cao hơn cho thấy có nhiều hành vi bất thường hơn. Tổng điểm phụ được chia thành 3 hạng mục dựa trên các điểm cắt: bình thường, ranh giới và bất bình thường. Các mức cắt cho trẻ em Brazil như sau: 0-13 cho hạng mục bình thường, 14-16 cho hạng mục ranh giới và 17-40 cho hạng mục bất bình thường (Fleitlich et al., 2000). Chỉ những trẻ em không có giá trị thiếu sót trên các câu hỏi được bao gồm (3358 trẻ em trong tổng số 3385 trẻ em).
Các vấn đề về hành vi ở trẻ em 6 tuổi được đánh giá bằng “Bảng kiểm hành vi trẻ em” (CBCL) do người giám hộ trả lời. Độ tin cậy và tính hợp lệ của CBCL như một công cụ sàng lọc hành vi đã được chứng minh rõ ràng cả ở quốc tế và tại Brazil (Heubeck, 2000; Rocha et al., 2013). Bảng khảo sát bao gồm 120 câu hỏi mô tả hành vi trong 6 tháng gần nhất của trẻ. Đánh giá được thực hiện trên thang điểm 3 (0-2 điểm), với điểm số cao hơn cho thấy nhiều vấn đề hành vi hơn, Bảng kiểm tra được chia thành 8 chỉ số hội chứng (Lo âu/Trầm cảm, Rụt rè/Trầm cảm, Các bệnh lý cơ thể, Vấn đề xã hội, Vấn đề tư duy, Vấn đề tập trung. Hành vi vi phạm quy tắc và Hành vi hung hăng) cũng như các chỉ số tổng quát phản ánh tổng điểm của các chỉ số con này (Vấn đề Nội hóa: tổng hợp điểm của Lo âu/Trầm cảm, Rụt rè/Trầm cảm và Các bệnh lý cơ thể. Vấn đề Ngoại hóa: tổng hợp điểm của Hành vi vi phạm quy tắc và Hành vi hung hăng. Tổng điểm vấn đề: tổng hợp điểm của tất cả 8 chỉ số hội chứng, đại diện cho tổng thể các vấn đề hành vi). Điểm Z được tính toán cho tổng điểm vấn đề cũng như các chỉ số con, sử dụng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Chỉ có những trẻ em không có giá trị thiếu sót trên các câu hỏi được bao gồm (1488 trẻ em trong tổng số 1546 trẻ em).
Để đánh giá sự phát triển nhận thức ở trẻ em 3 tuổi, các nhà nghiên cứu đã sử dụng “Dự án Khu vực về Chỉ số Phát triển Trẻ em” (PRIDI), một công cụ quan sát trực tiếp được phát triển dành riêng cho khu vực Mỹ Latinh (Verdisco et al., 2016). Đánh giá bao gồm 21 mục để ghi nhận bốn lĩnh vực: nhận thức, giao tiếp và ngôn ngữ, cảm xúc xã hội và vận động. Điểm đạt được, điểm cao hơn thể hiện kết quả tốt hơn, được chuyển đổi thành điểm Z sử dụng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Chỉ có những trẻ em không có giá trị thiếu sót trên các câu hỏi được đưa vào phân tích (2930 trên tổng số 3385 trẻ).
Đánh giá sự phát triển nhận thức ở trẻ em 6 tuổi được thực hiện bằng “Đánh giá Phát triển và Học tập Ban đầu Quốc tế” (IDELA) (Pisani et al., 2018), nhằm đo lường năm lĩnh vực riêng biệt của phát triển trẻ em: Đọc và viết, Toán học, Chức năng điều hành, Kỹ năng Xã hội – Cảm xúc và Kỹ năng Vận động. Bài đánh giá này bao gồm 22 câu hỏi, với điểm số cao hơn cho thấy trẻ thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Thành tích được thể hiện dưới dạng phần trăm. Chỉ những trẻ không có giá trị mất tích trên các câu hỏi được đưa vào phân tích (1490 trên tổng số 1546 trẻ).