Tiếng ồn từ lâu đã trở thành mối đe dọa lớn đến sức khỏe con người. Không những ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, cuộc sống sinh hoạt thậm chí gây ra những căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người. Vậy nguồn gốc tiếng ồn đến từ đâu? Những tác hại nào do chúng gây ra? Hãy cùng Giải pháp âm học tìm hiểu rõ nét hơn qua bài viết dưới đây.

Tiếng ồn đến từ những nguồn nào?

Tiếng ồn đến từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Nhưng tóm lại chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn hai loại tiếng ồn chính: tiếng ồn tự nhiên và tiếng ồn nhân tạo.

Tiếng ồn tự nhiên

Trong môi trường tự nhiên có rất nhiều tiếng ồn tự nhiên đến từ các nguồn khác nhau như tiếng ồn đến từ tiếng gió, tiếng chim,… Những loại tiếng ồn này xảy ra một cách ngẫu nhiên không diễn ra thường xuyên và ở ngưỡng cho phép không gây ảnh hưởng nhiều đến việc mất thính giác.

Chống ồn: Bài toán nan giải của những công trình hiện đại - Archiheart  Studio

Tiếng ồn nhân tạo

Tiếng ồn thiên nhiên không tạo nên sự nguy hiểm nào thì tiếng ồn nhân tạo gây ra bởi con người lại chính là nguyên nhân gây nên tiếng ồn đáng báo động và ảnh hưởng đến thính lực một cách nghiêm trọng.

Các phương tiện giao thông ngày càng nhiều dẫn đến mật độ lưu thông ngày càng cao, tiếng còi xe, động cơ nổ hay tăng ga sẽ làm tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng tăng. Ở Việt Nam, lượng xe gắn máy tiêu thụ ngày càng nhiều, những loại xe kém chất lượng sẽ tạo ra những tiếng ồn lớn hơn.

Ô nhiễm tiếng ồn – Wikipedia tiếng Việt

Trong lĩnh vực xây dựng và công nghiệp, việc sử dụng các loại máy móc thường xuyên là điều không thể tránh khỏi và đây được xem là nguồn ô nhiễm tiếng ồn đáng kể. Và đây được xem là lĩnh vực gây ra mức độ tiếng ồn cao nhất và khả năng mất thính lực cực cao.

Hãy tìm thêm các ví dụ trong thực tế về ô nhiễm tiếng ồn

Bên cạnh đó trong cuộc sống sinh hoạt, việc mở nhạc quá lớn trong các quán bar, vũ trường, karaoke cũng gây lên mức độ tiếng ồn lớn. Và đây cũng được xem là nguồn ô nhiễm tiếng ồn khó xử lý nhất chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của người dân.

Phạt đến 160 triệu đồng ô nhiễm tiếng ồn: Không có máy đo, sao triệt karaoke  xóm 'tra tấn'?

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây nên ô nhiễm tiếng ồn khác như: sự kiện, đại hội, loa phát thanh,…Các nguồn gây ra tiếng ồn mà bạn có thể tiếp xúc hàng ngày, nếu trường hợp bạn phải tiếp xúc nhiều lần với những loại tiếng ồn này có thể gây mất thính lực.

Làm sao để xác định mức độ âm thanh phù hợp

Cơ quan Bảo vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) và tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị duy trì tiếng ồn trong môi trường dưới 70 dBA trong 24 giờ (75 dbA trong 8 giờ) để ngăn ngừa mất thính giác do tiếng ồn. EPA cũng quy định giới hạn đối với nhiễu và khó chịu giọng nói ở mức 55 dBA đối với các hoạt động ngoài trời và 45 dBA đối với các hoạt động trong nhà.

Nghĩa là tùy vào thính lực của mỗi người để biết mức âm thanh an toàn. Tuy nhiên không nên tiếp xúc tiếng ồn vượt quá khuyến cáo của WHO. Vì nếu tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ càng cao trong một thời gian dài thì tai sẽ chịu tổn thương và có thể dẫn đến điếc tai rất nguy hiểm mà ngay chính bản thân bạn không thể nhận ra ngay lập tức.

Làm cách nào để bảo vệ đôi tai khỏi ô nhiễm tiếng ồn?

Bảo vệ đôi tai của bạn là điều vô cùng quan trọng để tránh bị suy giảm thính lực và ngăn ngừa được tình trạng mất thính lực. giải pháp âm học sẽ cung cấp cho bạn ba giải pháp chống tiếng ồn và bảo vệ thính lực tốt nhất.

  • Luôn mang theo nút tai chống ồn, bảo vệ tai trong những tình huống xảy ra bất ngờ, đặc biệt là phù hợp với công nhân làm việc trong các lĩnh vực xây dựng.

Sử dụng các thiết bị đo độ ồn để xác định được mức độ âm thanh liệu có vượt ngưỡng cho phép.

Sử dụng chụp tai chống ồn: được sử dụng phổ biến trong trường hợp đi máy bay hoặc xe buýt, hãy nghĩ đến việc đeo tai nghe hạn chế tiếng ồn. Vì vậy, chúng ta có thể nghe nhạc ở mức độ âm thanh trung bình.

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x