Tại Việt Nam vấn đề ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng khi đất nước đang trên đà phát triển, ô nhiễm tiếng ồn không chỉ đến từ các khu công nghiệp mà còn đến từng những xưởng sản suất nhỏ lẻ, tiếng ồn giao thông, thậm chí còn còn là tiếng ồn đến từ những người hàng xóm gặp hàng ngày. Chính vì vậy nhu cầu sở hữu cho bản thân một không gian yên tĩnh đã tận hưởng là một yêu cầu tất yếu trong cuộc sống. Nhưng để lựa chọn được những vật liệu cách âm phù hợp thì không phải ai cũng biết. Hôm nay hãng cùng Giải pháp âm học cùng tìm hiểu NRC và STC là gì và có liên quan gì đến việc lựa chọn vật liệu cách âm
Định nghĩa NRC và STC
Tiếng ồn gây ra sự tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch…Những tiếng ồn không mong muốn gây khó chịu cho người nghe, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi.
Khi tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có độ lớn trên 80 decibel có gây nên những thương tổn ở bộ phận thần kinh của cơ quan thính giác, những nghiên cứu đã quan sát thấy ở những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên, ngưỡng đáp ứng của thần kinh thính giác tăng, dẫn đến mất khả năng nhạy cảm thông thường, dần dần không cảm ứng được với âm tần có cường độ thấp.
Bên cạnh đó, cơ quan Corti nằm trong ốc tai, nơi chứa các tế bào sợi lông (tế bào Corti) để tiếp nhận các tín hiệu về âm thanh. Hệ tế bào này bị tổn thương trong giai đoạn đầu sau đó đến sự dày lên, xơ hóa màng nhĩ và toàn bộ cơ quan Corti. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các tế bào Corti chịu tác động thường xuyên của áp lực âm thanh mạnh lên bề mặt tế bào cũng như các sợi lông khiến nó dày lên và dần dần mất cảm ứng về âm thanh, dẫn đến hiện tượng trơ về mặt cơ học cũng như thần kinh, gây suy giảm thính lực.
Tiếng ồn khiến cơ thể tăng tiết catecholamin, cortisol – là những chất tham gia vào quá trình điều hòa và kiểm soát các hoạt động trong cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch. Vì vậy khiến nhịp tim và huyết áp tăng lên. Ngoài ra tiếng ồn cũng khiến người ta cảm thấy căng thẳng và mất ngủ, dẫn đến tăng huyết áp và rối loạn hoạt động của tim.
Nhận thức với những nguy cơ tiềm ẩn đó rất nhiều người tìm đến những giải pháp cách âm như các tấm mút cách âm, Bông cách âm, Ván gỗ cách âm, Tấm cao su cách âm… Mặc dù trên thị trường rất nhiều loại vật liệu cách âm nhưng để mua lại một loại vật liệu phù hợp thì không hề dễ. Các rất nhiều người tiêu dùng không thể lựa chọn được những loại vật liệu phù hợp vì vật liệu có cấu trúc và thành phần khác nhau, dẫn đến khả năng hấp thụ âm thanh khác nhau. Và NRC và STC chính là thông số chỉ ra hệ số cách âm của vật liệu cách âm.
NRC (Noise Reduction Coefficient): Hệ số tiếng ồn
Noise Reduction Coefficient (NRC) là một chỉ số đo lường khả năng hấp thụ âm thanh của vật liệu cụ thể, chẳng hạn như vách ngăn, trần nhà hoặc vật liệu cách âm.
NRC được sử dụng để đánh giá hiệu quả cách âm và giảm tiếng ồn (thường là các tần số của tiếng nói) trong các không gian như phòng họp, phòng thu âm, hoặc phòng ngủ.
Khả năng hấp thụ âm thanh của vật liệu phụ thuộc vào tần số âm thanh. NRC là giá trị trung bình của hệ số hấp thụ âm thanh tại 4 tần số: 250 Hz, 500 Hz, 1000 Hz và 2000 Hz.
Giá trị NRC được đo từ 0 đến 1, thể hiện khả năng hấp thụ âm thanh của vật liệu. Giá trị càng cao thì khả năng hấp thụ càng tốt như:
- NRC = 0: Vật liệu không hấp thụ âm thanh.
- NRC = 1: Vật liệu hấp thụ toàn bộ âm thanh.
Ví dụ, vật liệu có NRC là 0.7 sẽ hấp thụ được 70% âm thanh đến nó.
STC (Sound Transmission Class): Chỉ số truyền âm
Sound Transmission Class (STC) là một chỉ số đo lường khả năng cách âm của vật liệu hoặc cấu trúc, đo lường khả năng chống lại việc truyền dẫn âm thanh thông qua vật liệu.
Giá trị STC được xác định bằng cách đo sự giảm thiểu mức cường độ âm thanh khi truyền qua một vách ngăn hoặc cấu trúc. Chỉ số STC được đo dựa trên một thang đo từ khoảng 25 đến 80 trong dải tần số nhất định (thường từ 125 Hz đến 4000 Hz). Giá trị STC càng cao thì vật liệu hoặc cấu trúc đó càng tốt trong việc cách âm. Ví dụ, một tấm vách có STC là 50 sẽ cách âm tốt hơn so với một tấm vách có STC là 40.
Chỉ số truyền âm STC rất quan trọng trong việc cách âm, và thường được sử dụng để đánh giá khả năng cách âm của các vật liệu xây dựng như vật liệu xây dựng như tường, cửa, cửa sổ, trần nhà, sàn nhà, và các cấu trúc khác. Từ đó hỗ trợ các kỹ sư trong việc thiết kế không gian để giảm tiếng ồn từ bên ngoài hoặc từ các phòng khác.
STC giúp chúng ta so sánh khả năng cách âm của các vật liệu khác nhau và lựa chọn vật liệu phù hợp cho từng công trình.
Thông thường, vật liệu càng dày thì khả năng hấp thụ âm thanh càng cao. Nhưng điều đó chưa đủ để có thể cách âm một cách hiệu quả mà còn phụ thuộc vào góc tới của âm thanh va vào bề mặt cũng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ âm thanh. Chính vì vậy nên tham khảo và nhận tư vấn từ những người có chuyên môn. Liên hệ với Lidinco để được tư vấn về phương pháp đo tiếng ồn và vật liệu cách âm.
Nếu bạn cần máy đo và phân tích độ ồn chính hãng, uy tín
Lidinco là công ty cung cấp các loại máy đo và phân tích độ ồn và vật liệu cách âm uy tín nhập khẩu trực tiếp với giá cạnh tranh. Các sản phẩm đều được bảo hành theo chính sách hãng, tư vấn kỹ thuật tận tình.
Ngoài ra, Lidinco còn cung cấp các loại thiết bị phân tích, đo lường viễn thông, vật tư nhà máy, công nghiệp, thiết bị giáo dục, thiết bị SMT và các loại thiết bị chuyên dụng khác.
Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Cuộc Sống
Địa chỉ: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Di động: 0906 988 447
Email: sales@lidinco.com