Quan trắc môi trường lao động là gì?
Quan trắc môi trường lao động là hoạt động quan trọng nhằm đánh giá và kiểm soát các yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Theo quy tắc việc quan trắc môi trường sẽ được thực hiện với tần suất quan trắc tối thiểu 02 tháng/đợt (06 đợt/năm) đối với các chương trình quan trắc chất lượng môi trường cấp quốc gia và các thành phố trực thuộc Trung ương
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình quan trắc định kỳ ít nhất một năm 1 lần
Vì sao quan trắc môi trường lao động lại quan trọng đến thế? Điều gì sẽ xảy ra khi không thực hiện quan trắc môi trường lao động theo quy định?
Quan trắc môi trường lao động là lá chắn bảo vệ người lao động khỏi những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe cũng như đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho doanh nghiệp. Khắc với quan trắc môi trường thường tập trung vào nhiều yếu tố hơn như: vật lý, hóa học, sinh học, khí tượng thủy văn và chất lượng nước. Thì quan trắc môi trường lao động sẽ tập trung vào những yếu tố vật lý như: Tiếng ồn, độ rung, bụi, ánh sáng, nhiệt độ), hóa học (hóa chất, khí độc), sinh học (vi sinh vật) và tâm lý.
Do yêu cầu tuân thủ về các quy định quản lý môi trường ngày càng nghiêm ngặt khiến việc nhận thức về mức độ quan trọng của việc quan trắc tiếng ồn và độ rung trong nhiều ngành nghề khác nhau, đặc biệt trong ngành xây dựng. Nơi tập trung nhiều khói bụi, tiếng ồn và độ rung khi chịu nhiều tác động vật lý lên cấu trúc công trình. Hơn thế, việc quan trắc tiếng ồn và độ rung giúp doanh nghiệp giảm thiểu được nguy cơ hư hỏng kết cấu công trình hay máy móc do sớm phát hiện được vị trí vấn đề và tìm được giải pháp phù hợp và tiếp kiệm tài chính cũng như thời gian.
Việc quan trắc môi trường lao động thường sẽ tập chung sử dụng các phương pháp đo lường phù hợp với từng yếu tố nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải. Trong đó việc những hạng mục được cân nhắc và sử dụng trong hầu hết các phương pháp bao gồm: đo âm thanh và đo độ rung…
Một môi trường lao động lành mạnh và an toàn sẽ giúp người lao động duy trù sức khỏe, tinh thần phòng ngừa bệnh nghề nghiệp như:
- Giảm thính lực, thậm chí điếc.
- Rối loạn tiền đình, mất thăng bằng.
- Mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung.
- Giảm hiệu quả làm việc, tăng nguy cơ tai nạn lao động.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, gây ra stress, lo âu, trầm cảm.
Kết quả quan trắc sẽ giúp doanh nghiệp biết được tình trạng hiện môi trường làm việc tại thời điểm thực hiện quan trắc từ đó tìm ra những yếu tố vượt chuẩn hoặc các nguy cơ vượt chuẩn từ đó đề ra giải pháp kịp thời.
Các yếu tố cơ bản trong quan trắc môi trường lao động
Quan trắc môi trường lao động sẽ căn cứ theo các quy định pháp lý đã được ban hành như:
- Nghị Định 39/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động. Hướng dẫn viết hồ sơ vệ sinh lao động theo phụ lục I.
- Nghị Định 44/2016/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Hướng dẫn lập Báo cáo Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động theo mẫu 04 phụ lục III.
Các phương pháp đo và phân tích môi trường cũng sẽ dựa trên các chỉ tiêu đo môi trường theo các tiêu chí của bộ Y tế:
- Đo các chỉ số vi khí hậu:
- Nhiệt độ: Theo QCVN 26: 2016/BYT của Bộ Y tế.
- Độ ẩm: Theo QCVN 26: 2016/BYT của Bộ Y tế.
- Tốc độ gió: Theo QCVN 26: 2016/BYT của Bộ Y tế.
- Đo chiếu sáng: Theo QCVN 22: 2016/BYT của Bộ Y tế.
- Đo tiếng ồn: Theo QCVN 24: 2016/BYT của Bộ Y tế.
- Đo độ rung: Theo QCVN 27: 2016/BYT của Bộ Y tế.
Hậu quả của việc không thực hiện quan trắc môi trường lao động
Việc không thực hiện quan trắc môi trường lao động có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm:
- Ảnh hưởng sức khỏe người lao động: Khi người lao động tiếp xung quá lâu với môi trường lao động độc hại trong thời gian dài có thể gây ra nhiều bệnh tật bao gồm các bệnh bề hô hấp, tim mạch, ung thư…
- Gây tai nạn giao động: Tại nơi làm việc những yếu tố nguy hại như: tiếng ồn, ánh sáng chói, rung động…. có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung và phản xạ của người lao động dẫn tới các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao hơn.
- Gây ra xung đột và mâu thuẫn: Người lao động có quyền được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh. Việc doanh nghiệp không quan trắc môi trường lao động có thể khiến cho người lao động cảm thấy bất an, lo lắng cho sức khỏe của bản thân, dẫn đến mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Trong trường hợp khi xảy ra tranh chấp lao động, kết quả quan trắc môi trường lao động có thể được sử dụng làm bằng chứng để giải quyết tranh chấp.
- Gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp: Việc người lao động thường xuyên phải xin nghỉ bệnh do ảnh hưởng của môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phối hợp với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có một trong các hành vi sau: phối hợp với người sử dụng lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; tiến hành quan trắc môi trường lao động không theo nguyên tắc, quy trình được pháp luật quy định.
Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động có hành vi cung cấp kết quả quan trắc môi trường mà không thực hiện quan trắc môi trường theo quy định hoặc thực hiện quan trắc môi trường lao động trong thời gian bị đình chỉ hoạt động quan trắc môi trường lao động.
Quan trắc tiếng ồn và độ rung
-
Quan trắc tiếng ồn
Trong các ngành công nghiệp như xây dựng, giao thông vận tải, khai thác mỏ, việc giám sát tiếng ồn và độ rung đóng vai trò quan trọng. Hoạt động tại những nơi này thường tạo ra tiếng ồn và độ rung ở mức độ cao, liên tục thay đổi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người, kết cấu công trình và môi trường xung quanh.
Làm thế nào để doanh nghiệp có thể xác định chính xác các hoạt động và thiết bị gây ra tiếng ồn?
Các hệ thống giám sát tiếng ồn, chẳng hạn như trạm giám sát tiếng ồn và rung động (ví dụ trạm quan trắc tiếng ồn Norsonic Nor1545) không chỉ đo mức độ tiếng ồn mà còn ghi dữ liệu thu thập được liên tục là một giải pháp mạnh mẽ, hiệu quả để theo dõi tiếng ồn ngoài trời. Bộ thiết bị được trang bị máy đo cường độ âm hiện đại Nor145 khả năng đo dữ liệu, độ tin cậy cao. Trạm quan trắc tiếng ồn Nor1545 cho phép kết nối với NorCloud và cũng có thể sử dụng như một bộ thu dữ liệu hoạt động độc lập nên có thể truy xuất dữ liệu dễ dàng hơn sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Nor1545 cho phép kết nối với thẻ Micro SD với bộ nhớ lớn, có thể lưu trữ đầy đủ dữ liệu tiếng ồn và các bản ghi với hình ảnh trung thực, đầy đủ.
Hơn thế NorCloud có khả năng báo cáo tự động, quản lý dữ liệu của bạn và các chức năng kích hoạt nâng cao (trên, dưới, kết hợp). Có thể kết hợp với Nor Compass để tự động đặt các điểm đánh dấu và gửi báo động từ các khu vực được xác định trước ở chế độ 3D. Với NorReview, bạn có thể thực hiện phân tích sâu hơn về dữ liệu tiếng ồn kết hợp với dữ liệu thời tiết.
2. Quan trắc độ rung
Quan trắc rung động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Bằng cách giám sát và đánh giá tác động rung động, chúng ta có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu để đảm bảo môi trường sống an toàn và lành mạnh.
Quan trắc rung động là quá trình đo lường và phân tích các dao động của mặt đất hoặc cấu trúc do các tác động bên ngoài gây ra. Các tác động này có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Hoạt động công nghiệp: Máy móc, thiết bị, và các hoạt động sản xuất công nghiệp có thể tạo ra rung động đáng kể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Giao thông vận tải: Xe cộ di chuyển trên đường bộ, đường sắt, và đường hàng không cũng là nguồn phát ra rung động, đặc biệt là ở các khu vực đông dân cư.
- Hoạt động xây dựng: Các hoạt động thi công, khoan giếng, và phá dỡ công trình có thể gây ra rung động mạnh ảnh hưởng đến các tòa nhà và công trình lân cận.
- Hoạt động khai thác: Các hoạt động khai thác khoáng sản, nổ mìn, và đào hầm cũng có thể tạo ra rung động mạnh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Động đất: Động đất là nguồn phát ra rung động mạnh nhất, có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho con người và tài sản.
Mục đích của việc quan trắc rung động là để xác định mức độ rung động do các hoạt động khác nhau gây ra và đánh giá ảnh hưởng của rung động đến con người, tài sản, và môi trường xung quanh. Phương pháp quan trắc động phổ biến nhất bao gồm:
- Sử dụng máy đo gia tốc: Máy đo gia tốc được sử dụng để đo trực tiếp gia tốc của dao động rung động.
- Sử dụng cảm biến địa kỹ thuật: Cảm biến địa kỹ thuật được sử dụng để đo chuyển vị, vận tốc, và gia tốc của dao động rung động.
- Sử dụng hệ thống giám sát rung động liên tục: Hệ thống giám sát rung động liên tục được sử dụng để theo dõi và ghi lại dữ liệu rung động theo thời gian thực.
Các dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng để lập bản đồ rung động trên bản đồ hoặc mô hình 3D. Từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của rung động ảnh hưởng đến con người, tài sản, và môi trường xung quanh. Từ đó có thể xác định được các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động rung động đến môi trường xung quanh.
Mua máy đo độ ồn và độ rung ở đâu?
Với việc hiểu biết sâu rộng về tác động của tiếng ồn đến sức khỏe và an toàn của người lao động, Lidinco cung cấp thiết bị và những giải pháp cụ thể để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn trong môi trường làm việc. Đồng thời, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như OSHA cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.
Là một đơn vị được biết đến với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị, máy đo, ứng dụng và cả giải pháp hoàn chỉnh cho việc đo lường tiếng ồn. Lidinco hân hạnh mang đến cho bạn những sản phẩm chính hãng phù hợp với yêu cầu sử dụng, được tư vấn chính xác bởi đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi.
Thông tin liên hệ mua hàng
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
– Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
– Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
– VP Bắc Ninh: 184 Đường Bình Than, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh
– Điện thoại: 0222 7300 180
– Email: sales@lidinco.com