Ô nhiễm tiếng ồn đã trở thành vấn đề chung của xã hội hiện đại, với những âm thanh inh ỏi từ xe cộ và những tiếng ồn không mong muốn hàng giờ len lỏi trong cuộc sống. Những âm thanh chói tai từ phương tiện giao thông, hay những tiếng nhạc từ loa kẹo kéo, là những nguyên nhân chính. Giải pháp âm học không chỉ muốn nêu lên tác hại của ô nhiễm tiếng ồn mà còn muốn đi sâu vào các quy định và nghị định về tiếng ồn tại Việt Nam.

Tại sao kiểm soát tiếng ồn lại quan trọng?

Ô nhiễm tiếng ồn không dễ nhận thấy như ô nhiễm không khí hay nguồn nước, nhưng hậu quả của nó rất nghiêm trọng. Tiếng ồn không chỉ tàn phá hệ thống thính giác mà còn ảnh hưởng đến tinh thần con người. Hằng ngày, chúng ta quen dần với sự hiện diện của tiếng ồn, nhưng những tác hại của nó vẫn âm thầm diễn ra. Mặc dù nhận thức về ô nhiễm tiếng ồn đã được nâng cao trong những năm gần đây, nhưng chưa đủ phổ biến để mọi người nhận thức hết mức độ nghiêm trọng của vấn đề này.

Hậu quả của ô nhiễm tiếng ồn

Ô nhiễm tiếng ồn không giảm trong năm 2022 và 2023, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Tiếng động cơ xe cộ, tiếng nhạc từ loa kẹo kéo, và tiếng ồn từ các khu chợ và công trường vẫn tăng cao.

Tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất làm việc. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc liên tục với tiếng ồn có thể dẫn đến đau đầu, mất thính lực, ù tai, và các vấn đề về tim mạch.

Với nền kinh tế ngày ngày tiến tới của đất nước Việt Nam của chúng ta, không biết từ khi nào nhưng âm thanh thân thuộc ấy không biết từ khi nào đã âm thầm trở thành một mối đe dọa tiềm tàng đối với sức khỏe của người lao động. Sở dĩ mỗi quốc gia đều có quy định về mức độ tiếng ồn tại nơi làm việc là vì tiếng ồn ảnh hưởng trực tiếp không chỉ đến năng suất mà còn đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Trên thực tế, không thiếu nhà máy công xưởng tại Việt Nam đã vượt quá tiêu chuẩn tiếng ồn tại nơi làm việc. Điều đáng báo động hơn chính là có nhiều chủ sở hữu và người lao động không nhận thức được môi trường mà họ làm việc đã bị ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, nếu nhìn riêng ở Việt Nam, cứ 8 công nhân thì có 1 công nhân bị mất thính lực hoàn toàn, trong khi 1/4 công ty có tiếng ồn vượt quá mức cho phép. Năm 2022, tỉ lệ mắc một số bệnh nghề nghiệp (BNN) cao so với các bệnh còn lại là bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn chiếm 73,2%.

Tổng số trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại được thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là 465.230 trường hợp (tăng 120% so với năm 2021), trong đó đã phát hiện được 1.328 trường hợp mắc BNN chiếm khoảng 0,3% tổng số khám), tăng 0,2% với cùng kỳ năm trước (số liệu cập nhập năm 2023).

Đặc biệt, có 8/34 loại bệnh nghề nghiệp được chẩn đoán mới mắc, trong đó tỉ lệ mắc một số bệnh nghề nghiệp cao so với các bệnh còn lại, bao gồm: Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn chiếm 73,2%, bệnh bụi phổi than nghề nghiệp chiếm 19,1%.

-Thông tin được trích từ cổng thông tin của bộ y tế Việt Nam-  Tham khảo bài viết của bộ y tế tại Đây

Bên cạnh nhà xưởng nhà máy, văn phòng cũng là đối tượng bị ô nhiễm tiếng ồn. Nghiên cứu của Đại học Sydney cho thấy nhân viên văn phòng mất khoảng 86 phút năng suất mỗi ngày do bị phân tâm bởi tiếng ồn. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính chi phí tài chính do ô nhiễm tiếng ồn ở châu Âu lên tới 52 tỷ USD mỗi năm.

Quy định và quy chuẩn ồn tại Việt Nam

Việt Nam đã ban hành nhiều quy định, quy chuẩn về tiếng ồn thông qua hệ thống pháp luật, nghị định, và văn bản, và đã nhiều lần sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, việc quản lý tiếng ồn dựa trên:

1. Giai đoạn trước năm 2005:

  • Tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến tiếng ồn, rung
    • TCVN 5964:1995 Âm học. Mô tả và đo tiếng ồn môi trường. Các đại lượng và phương pháp đo chính
    • TCVN 5949:1998 Âm học. Tiếng ồn công cộng và khu dân cư. Mức ồn tối đa cho phép
    • TCVN 5948:1999 Âm học. Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép
    • TCVN 6962:2001 Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư
    • TCVN 7210:2002 Rung động và va chạm – Rung động do phương tiện giao thông đường bộ – Giới hạn cho phép đối với môi trường khu công cộng và khu dân cư
  • Luật Bảo vệ Môi trường 1994: Đây là luật khung đầu tiên về bảo vệ môi trường tại Việt Nam, có quy định chung về phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm môi trường, bao gồm cả tiếng ồn.
  • Nghị định 179/1999/NĐ-CP về quản lý chất lượng môi trường tiếng ồn: Nghị định này quy định chi tiết về việc đo lường, đánh giá, quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường tiếng ồn.

2. Giai đoạn sau năm 2005:

  • Luật Bảo vệ Môi trường 2005: Luật này được sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới về tiếng ồn, bao gồm:
    • Quy định cụ thể về mức độ tiếng ồn cho phép theo từng loại khu vực.
    • Quy định về các biện pháp quản lý và kiểm soát tiếng ồn.
    • Quy định về xử lý vi phạm quy định về tiếng ồn.
  • Luật Bảo vệ Môi trường 2014
  • Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý chất lượng môi trường tiếng ồn: Nghị định này thay thế Nghị định 179/1999/NĐ-CP, quy định chi tiết hơn về việc đo lường, đánh giá, quản lý và kiểm soát chất lượng môi trường tiếng ồn.
  • Thông tư 22/2019/TT-BTNMT hướng dẫn quy trình đo lường và đánh giá chất lượng môi trường tiếng ồn: Thông tư này hướng dẫn chi tiết về quy trình đo lường và đánh giá chất lượng môi trường tiếng ồn.
  • Luật Bảo vệ Môi trường 2020 (sửa đổi)

Năm 2022, Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 25/8/2022, quy định mức phạt đối với vi phạm tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật. Cụ thể, điều 22 quy định phạt từ 160 – 320 triệu đồng (cá nhân – tổ chức) nếu vượt quá 40 dBA, và mức phạt thấp nhất từ 1-5 triệu đồng với hành vi tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 dBA đến dưới 5 dBA.

Tuy nhiên, việc kiểm soát tiếng ồn vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu thiết bị đo tiếng ồn. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn trong từng khu vực.

Tiếng ồn cho phép trong khu vực đặc biệt: Là những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác.

  • Từ 6 giờ đến 21 giờ: 55 dBA
  • Từ 21 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau: 45 dBA

Tiếng ồn cho phép trong khu vực thông thường: Gồm: khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.

  • Từ 6 giờ đến 21 giờ: 70 dBA
  • Từ 21 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau: 55 dBA

Nhưng nhiều phường vẫn gặp khó khăn trong việc xử phạt vì thiếu thiết bị đo tiếng ồn đạt chuẩn. Do đó, các biện pháp nhắc nhở thường được ưu tiên trước khi áp dụng hình phạt. Lidinco là đơn vị cung cấp thiết bị đo độ ồn chính hãng đạt chuẩn tại nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam.

Kênh tiếp nhận thông tin phản ánh tiếng ồn

Sở TT&TT TP.HCM là đơn vị chủ trì vận hành cổng thông tin 1022 tiếp nhận các phản ánh vi phạm về tiếng ồn, sau đó chuyển đến các cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.

  • Tổng đài 1022
  • Mobile App “Tổng đài 1022” (phiên bản trên Android và trên iOS), cho phép chụp hình và chọn địa điểm xảy ra sự cố trên bản đồ để phản ánh.
  • Cổng thông tin điện tử: Truy cập https://1022.tphcm.gov.vn
  • Hộp thư điện tử (email): Gửi thông tin phản ánh đến hộp thư điện tử 1022@tphcm.gov.vn
  • Mạng xã hội Fanpage: https://www.facebook.com/1022.tphcm.gov.vn

Kiểm soát tiếng ồn Giao thông

Tiếng ồn phát sinh từ dòng phương tiện giao thông (PTGT) trong giai đoạn vận hành tuyến đường bộ cao tốc là một trong những vấn đề môi trường có ảnh hưởng lâu dài đến người dân sinh sống dọc tuyến, do vậy cần được quan tâm đầy đủ trong quá trình thực hiện dự án. Để giảm tác động của tiếng ồn giao thông cho dự án đường cao tốc, một trong những giải pháp là thường thiết kế các tấm chắn tiếng ồn có tác dụng chặn hoặc làm chệch hướng sóng âm và được thực hiện theo các bước sau:

  • Đánh giá vấn đề tiếng ồn
  • Chọn loại tường chống ồn và vật liệu
  • Xác định chiều cao và chiều dài tường chống ồn
  • Đánh giá tác động tường chống ồn và tính khả thi

Các công trình giảm thiểu tiếng ồn cho đường bộ cao tốc và khả năng áp dụng ở Việt Nam:

  • Dải cây xanh: Đây là một giải pháp hiệu quả, kinh tế, có tính khả thi cao do dọc tuyến cao tốc đều có đất hành lang bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và đất dự trữ đã giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, cây xanh còn góp phần tạo cảnh quan môi trường, cải tạo khí hậu, chống bụi và giảm ô nhiễm môi trường. Cây xanh có tác dụng phản xạ và hút âm. Độ giảm tiếng ồn qua cây xanh phụ thuộc vào loại cây, cách trồng, mật độ và thời tiết trong năm.
  • Tường chống ồn: Nguyên lý của tường chống ồn là làm giảm âm thanh đến các nguồn tiếp nhận dọc theo tuyến đường cao tốc bằng cách hấp thụ âm, truyền qua, phản xạ lại đường hoặc nhiễu xạ (âm thanh truyền đi theo đường dài hơn).

Tường chống ồn cơ bản gồm 2 loại:

    • Tường chống ồn phản âm
    • Tường chống ồn tiêu âm

Theo TCCS 45:2022/TCĐBVN thì tường chống ồn gồm các loại:

    • Tường gắn với mặt đất (đê chống ồn, tường chống ồn, hệ thống tường và đê chống ồn kết hợp)
    • Tường chống ồn gắn trên các kết cấu khác (tường chống ồn gắn trên cầu, tường chống ồn trên tường gắn đất).

Hiện tại, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nay là Cục Đường bộ Việt Nam) đã ban hành TCCS số 45:2022/TCĐBVN – Tiêu chuẩn cơ sở tường chống ồn đường ô tô (Trích từ bài biết biệm pháp giảm tiếng ồn cho đường bộ cao tốc ở Việt Nam của bộ GTVT- tham khảo thêm tại Đây)

Kiểm soát tiếng ồn khu dân cư

Hiên nay chưa có biện pháp cụ thể cho việc kiểm soát tiếng ồn ở khu vực dân cư, nhưng các cơ quan chức năng vẫn đang thực hiện các biện pháp như:

  • Rà soát, lập danh sách các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, dịch vụ… có sử dụng thiết bị phát âm thanh gây ồn, huyên náo, lấn chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè, gây mất an ninh trật tự
  • Kiểm tra, xử lý tình trạng hát karaoke, dùng loa bán kẹo kéo trong khu dân cư gây ồn quá mức quy định
  • UBND quận đã đẩy mạnh tuyên truyền đến các cơ sở kinh doanh, dịch vụ và người dân để nhận diện các loại tiếng ồn trong đô thị; tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe

Mua máy đo độ ồn và độ rung ở đâu?

Với việc hiểu biết sâu rộng về tác động của tiếng ồn đến sức khỏe và an toàn của người lao động, Lidinco cung cấp thiết bị và những giải pháp cụ thể để theo dõi, phân tích tiếng ồn từ đó bảo vệ sức khỏe của người dân. Đồng thời, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như OSHA cũng là yếu tố không thể thiếu trong việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh.

Là một đơn vị được biết đến với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp thiết bị, máy đo, ứng dụng và cả giải pháp hoàn chỉnh cho việc đo lường tiếng ồn. Lidinco hân hạnh mang đến cho bạn những sản phẩm chính hãng phù hợp với yêu cầu sử dụng, được tư vấn chính xác bởi đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi.

Thông tin liên hệ mua hàng

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG

– Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM, Việt Nam
– Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
– VP Bắc Ninh: 184 Đường Bình Than, Phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh
– Điện thoại: 0222 7300 180
– Email: sales@lidinco.com

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x