Thiết kế âm học luôn là một trong những yếu tố thường bị bỏ qua trong những thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Các chuyên gia về âm học cho biết rằng: âm thanh chính là yếu tố cần phải xem xét và tính toán kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế các công trình. Tuy nhiên hiện nay những vấn đề âm học kiến trúc thường không được các kỹ sư, kiến trúc sư và cả người sử dụng coi trọng nên đa phần chúng ta đang tạo ra các trường học, bệnh viện, văn phòng không phù hợp với mục đích và có quá nhiều tiếng ồn khó chịu xung quanh. Vậy những nguyên tắc nào làm cho những thiết kế âm học trở nên quan trọng? Hãy cùng giải pháp âm học tìm hiểu rõ nét hơn qua bài viết dưới đây.

Không gian phòng càng lớn thời gian âm vang càng dài

Giải pháp âm học trong kiến trúc công trình

Không gian phòng càng lớn thì thời gian âm vang sẽ càng dài. Thời gian âm vang dài có thể gây gián đoạn cho những cuộc đối thoại hoặc công việc bởi âm thanh không thể thoát ra ngoài mà phản xạ lại âm thanh gốc khiến cho lời nói trở nên không rõ ràng và khó nghe dẫn đến các cuộc hội thoại trở nên khó khăn với cả người nói và người nghe, gây mất tập trung. Đối với những căn phòng lớn, hạn chế những mặt chắn song song vì chúng sẽ khiến âm thanh phản xạ lại nhiều hơn giữa trần và sàn và giữa các bức tường, tạo ra thời gian âm vang dài hơn.

Những cách giúp truyền âm thanh và rút ngắn được thời gian âm vang:

  • Thay đổi hình dạng của căn phòng để tránh các mặt chắn song song gây phản xạ âm thanh.
  • Lắp các tấm vách treo hút âm hay tiêu âm trên trần nhà hoặc các tấm ốp tường để làm giảm đi sự phản xạ âm thanh.
  • Lắp các vật liệu tán âm thanh vào tường và trần nhà. hoặc thậm chí ở sàn nhà để năng lượng âm thanh truyền đi theo nhiều hướng và giảm được tiếng vang trong phòng.

Hạn chế tiếng ồn với góc bề mặt phù hợp

Cải thiện Tiêu Âm Kiến Trúc trong văn phòng: Từ Thiết kế đến trang trí | PCOUSTIC

Các thiết kế công trình rộng lớn như văn phòng thiết kế mở và điều quan trọng là phải giữ thời gian âm vang và tiếng ồn nền ở mức tối thiểu. Tuy nhiên, trong các toà nhà thương mại có bề mặt kính lớn nhu vậy – những bề mặt cứng và nhẵn này phản xạ âm thanh rất lớn. Kết quả là thời gian vang âm dài và độ ồn cao khiến mọi người ở trong không gian đó thấy khó chịu và không thể tập trung.

Cách giảm ồn và thời gian âm vang:

  • Lắp đặt các vật liệu tán âm hoặc các vật liệu có bề mặt xù xì vào các bức tường đối diện với mặt kính và các bề mặt cứng khác trong phòng.
  • Lắp các tấm hấp thụ âm thanh/hút âm lên trần nhà theo một góc nghiêng khoảng 6 độ để bãy âm thanh hay giảm tiếng vang.
  • Lắp các tấm màn hình chắn âm thanh để giảm tiếng ồn – biện pháp đơn giản hữu hiệu cho những người thường xuyên phải gọi điện thoại. Màn hình chặn âm thanh bên cạnh có thể ngăn âm thanh từ cuộc gọi lan truyền ra các khu vực khác trong phòng. Hiệu quả cao sẽ cao hơn nếu sử dụng kết hợp cùng rào cản âm thanh trên trần nhà.

Tầm quan trọng của trần nhà với hệ thống âm học

Giải pháp âm học trong kiến trúc công trình

Các mặt song song cứng và nhẵn truyền âm thanh trở lại nguồn phát. do đó nếu trần nhà không song song với sàn nhà, hiện tượng phản xạ âm thanh sẽ giảm đáng kể, chất lượng âm thanh sẽ tốt hơn. Chính vì lẽ đó mà hình dạng của trần nhà rất quan trọng đối với chất lượng âm học phòng, nếu trần nhà không tính đến yếu tố âm học, chất lượng âm thanh phòng sẽ rất kém làm ảnh hưởng đến các hoạt động diễn ra trong phòng.

Cách thức thiết kế trần cho phù hợp:

  • Thiết kế theo dạng trần vòm tập trung âm thanh tại một điểm cụ thể – với thiết kế kiểu này có thê tạo ra một không gian
  • Với kiểu trần nhà lõm, âm thanh sẽ phân tán khắp khu vực mái vòm và trần nhà dạng lồi, âm thanh sẽ truyền đi theo mọi hướng.

Tỉ lệ chiều dài và chiều rộng ảnh hưởng đến âm học phòng

Giải pháp âm học trong kiến trúc công trình

Như chúng ta đã biết kích thước phòng là một yếu tố quan trọng quyết định đến thời gian âm vang trong phòng và ngoài ra nó cũng là yếu tố chính quyết định đến chất lượng âm thanh của phòng. Hình dáng thiết kế của căn phòng cũng ảnh hưởng đến cách thức mà âm thanh di chuyển. Việc quan trọng là phải tính toán được liệu âm thanh sẽ di chuyển như thế nào trong một căn phòng không có các mặt phẳng vuông góc so với căn phòng có mặt phẳng vuông góc với nhau. Chất lượng âm thanh của những căn phòng không có mặt phẳng vuông góc với nhau. Chất lượng âm thanh của những căn phòng không có mặt phẳng vuông góc với nhau tốt hơn, trong khi đó những phòng có mặt phẳng vuông góc với nhau sữ tạo ra những điểm phản xạ âm thanh khác nhau.

Cách thức điều chỉnh âm vang trong các căn phòng có kích thước khác nhau:

  • Ở các căn phòng có diện tích nhỏ, không có các mặt phẳng vuông góc với nhau, hấp thụ âm thanh tàn số cao, cần sử dụng các tấm panel hút âm.
  • Các phòng có diện tích lớn, số lượng đồ đạc ở mức vừa phải, cần lắp đặt thêm cá tấm tiêu âm và hút âm trên trần.
  • Trong các phòng lớn, nên lắp đặt thêm các loại vật liệu khuếch tán hoặc cản âm thanh trên trần nhà, vì đây là nơi lan truyền âm thanh nhiều nhất.
  • Trong các phòng chuyên dành cho các cuộc đối thoại hai chiều, mục tiêu là truyền âm thanh nhưng không gây ra hiện tượng phản xạ âm thanh, chứ không phải là giảm tiếng ồn.

Chiều cao phòng ảnh hưởng đến số lượng vật liệu hấp thụ âm thanh cần thiết

Giải pháp âm học trong kiến trúc công trình

  • Trong các phòng có trần thấp, sóng âm thường đập vào trần trước khi đập vào tường, vì vậy nên đặt vật hấp thụ âm thanh/hút âm/ tiêu âm trên trần.
  • Trong các căn phòng hẹp, sóng âm sẽ đập vào tường trước khi phản xạ lên tường, vì vậy vật liệu hấp thụ âm thanh nên được lắp đặt trên các bức tường.
  • Nếu phòng có diện tích rộng và cao, các vật liệu hấp thụ âm thanh nên được treo ở độ cao thông thường là 2.5m và nhìn chung thì cần lắp đặt nhiều vật liệu hút âm hoặc tán âm lên tường.

Tham khảo thêm: Top 5+ những vật liệu tiêu âm phổ biến nhất năm 2022

                                                                          Vật liệu cách âm

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x