Ô nhiễu tiếng ồn đã không còn gì quá xa lạ với cuộc sống con người hiện nay. Nhưng bạn đã thực sự hiểu tác động của ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực của mình ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đến mức nào? Bạn còn nhớ những ngày cách ly khi không còn tiếng ồn xe cộ, tự nhiên có âm thanh gì không? Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng giaiphapamhoc cùng nhìn rõ tác động của sự ô nhiễm tiếng ồn tắc động như thế nào đến môi trường nhé!

Tác động của ô nhiễm tiếng ồn đến môi trường

Có lẽ vẫn có nhiều người khi nhắc tới ô nhiễm sẽ nghĩ đến nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước … Nếu có nghĩ đến ô nhiễm tiếng ồn thì cũng là nó tác động như thế nào, có hại thế nào, nguy hiểm thế nào đến con người mà ít khi để ý đến môi trường xung quanh chúng ta cũng đã bị sự ô nhiễm tiếng ồn thay đổi đến mức nào.

Nếu bạn sống ở các thành phố, khu đô thị lớn thì bạn có nhớ lần cuối mà bạn nghe được âm thanh của những chú chim ngoài tự nhiên kia là lúc nào không?

Tiếng ồn của xe cộ mỗi sáng sớm, mỗi ngày đã dần giết chết tiếng chim trong tự nhiên ở các thành phố lớn. Trên thực tế, so với hơn một thập kỷ trước có rất nhiều âm thanh tự nhiên đã và đang dần biến mất ở các khu vực đông đúc ở các thành phố lớn. Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ tác động tiêu cực đến con người mà còn cả động vật lẫn môi trường sinh thái trong tự nhiên.

Những tác động của ô nhiễm tiếng ồn đến động vật và môi trường đôi lúc còn nghiêm trọng hơn đối với con người chúng ta. Vì những lý do đến sức khỏe của con người nên có không ít giải pháp để có thể cách ly con người ra khỏi ô nhiễm tiếng ồn nhưng đối với động vật thì chúng chỉ có thể sống chung hoặc chạy trốn khỏi tiếng ồn.

Không ít các bài báo ở nước ngoài đã cảnh báo về sự biết mất của tiếng chim ở trong các thành phố lớn. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những chú chim cái đã không nghe được “bài hát tỏ tình” của những nhưng con chim đực từ đó gây khó khăn cho việc thành đôi của loài chim.

Không chỉ loài chim những loài động vật khác như dơi, cá voi và cá heo… nhưng loài phải sử dụng sóng âm để định hướng, săn bắt, giao tiếp cũng phải chịu chung số phận. Chúng đành phải di cư khỏi môi trường sống đầy rẫy ô nhiễm tiếng ồn để tìm đến những nơi yên tĩnh hơn nơi chúng có thể kiếm ăn thoải mái. Mặc dù thế nhưng trên thế giới đã không ít loài động vật dần bị tuyệt chủng khi di cư đến các hệ sinh thái không phù hợp với chúng cuối cùng sẽ dần tuyệt chủng.

Điều đó cũng xảy ra tương tự với những loại động vật khác ở trên cạn. Một nghiên cứu của Viện Max Planck cũng cho thấy tiếng ồn giao thông thường xuyên có thể có tác động tiêu cực đến tỷ lệ chết và phát triển của phôi thai ở loài ngựa vằn.

Trên thực tế, một môi trường sống khác ngày càng thu hút nhiều sự chú ý hơn về ô nhiễm tiếng ồn là đại dương. Như chuyên gia âm sinh học Christopher Clark đã mô tả trên tạp chí môi trường của Yale, chẳng hạn, tiếng ồn ào từ hoạt động dầu khí đang khiến toàn bộ lưu vực đại dương tràn ngập “một cơn bão tiếng ồn lớn”.

Không chỉ những động vật trên cạn mới là nạn nhân của ô nhiễm tiếng ồn, mà những động vật dưới đại dương cũng không ngoại lệ. Những tiếng ồn sẽ khiến chúng bị “điếc”, mất phương hướng, tự mắc cạn trên bờ rồi chết hay bị chết do thương tổn não bộ. Những trường hợp thương tâm như vậy đã được phát hiện từ hơn thập kỷ qua.

Mực khủng lồ chết vì ô nhiễm tiếng ồn năm 2003.

Vào năm 2003, xác của một con mực khủng lồ trôi dạt vào bờ biển thuộc tỉnh Asturias ở Tây Ban Nha với những dấu hiệu tổn thương như lớp vỏ biểu bì bị nhão, cơ tím tái và rất nhiều vết thương ở túi thăng bằng (phần nội tạng ở đằng sau mắt giúp mực giữ cân bằng).

Nguyên nhân được suy đoán là do âm thanh có tần số thấp từ loại súng hơi được sử dụng trên các thuyền bè trong khu vực. Tuy nhiên, đó mới chỉ là nhận định không có căn cứ cho đến khi nghiên cứu mới được công bố của nhà nghiên cứu sinh vật biển, Michel Andre của Đại học kỹ thuật Catalonia tại Barcelona làm sáng tỏ được vấn đề này.

Cũng từ khi đó những việc nghiên cứu và thử nghiệm để xác định nguyên nhân gây ra những chuyện thương tâm như trên càng được coi trọng. Những cuộc thử nghiệm với mực, bạch tuộc và mực nang cũng chỉ ra rằng, khi chúng được âm thanh với cường độ mạnh từ 157 đến 175 decibel và loại có tần số từ 50 đến 400 Hz trong khoảng hai giờ đồng hồ thì những cá thể thử nghiệm đều cho thấy dấu hiện tổn trên mô của túi thăng bằng và ngày càng trở nên trầm trọng hơn nếu chúng may mắn sống sót.

Những tần số trên đều bắt nguồn từ những tiếng ồn do cuộc thử nghiệm các mẫu tàu ngầm quân sự hay hoạt động dò tìm giếng dầu hoặc khí tự nhiên vẫn đang diễn ra hàng ngày ở ngoài đại dương kia.

Những tổn thương mà chúng nhận phải qua cuộc thực nghiệm khiến chúng không thể xác định được phương hướng và đi lạc vào khu vực sâu trong đại dương và tại đây chúng bị tác động bởi việc chênh lệnh nhiệt độ từ đó dẫn tới cái chết của bọn chúng. Có thể nói, trường hợp những loài thân mềm như mực cũng bị ảnh hưởng làm cho mức độ nghiêm trọng của vấn đề ô nhiễm tiếng ồn trên biển ngày càng tăng.

Cách ly Covid (Corona) các loài động vật hồi sinh

Việc cả thế giới phải ngừng lại vì đại dịch Covid-19 sự mất mát về vật chất lẫn con người đều làm một chuyện hết sức đau buồn. Nhưng có một sự thật là nhờ sự xuất hiện của Corona một số loài động vật có sóng âm lớn nhất trên thế giới như chim và cá voi.. có thể đã được hưởng lợi rất lớn từ một môi trường yên tĩnh.

Trong khi các hoạt động giao thông vận tải buộc phải giảm thiểu lượng khí thải giảm đi đáng kể, bầu không khí trở nên trong lành hơn. Theo thống kê từ trạm quan trắc khí hậu. chất lượng không khí ở Hà Nội trong khoảng thời gian từ 20.3 – 10.4 năm 2020 đã có xu hướng tốt hơn rất nhiều. Đó chính là lúc bắt đầu chính sách giãn cách xã hội.

The Coronavirus Quieted City Noise. Listen to What's Left. - The New York Times

Và điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi tới thành phố Hồ Chí Minh một trong nhưng nơi ít chịu sự ảnh hưởng của biến động thời tiết. Từ đó các quan trắc viên có thể dễ dàng thấy được sự thay đổi của chỉ số PM2.5 (trong 24h và quan sát trong 2 tuần) đã thấp hơn hẳn so với khoảng thời gian trước đó.

Tại Hà Nội, chất lượng không khí trong khoảng thời gian từ 20.3 – 10.4 năm 2020 cũng có xu hướng tốt hơn thời gian trước. Tuy nhiên, do chịu cả tác động bởi thời tiết nên trong một số ngày vẫn có sự biến động.

Đáng chú ý, trong 2 ngày 8 – 9.4 cùng năm số lượng phương tiện giao thông đường bộ trong nội đô Hà Nội tăng hơn những ngày trước đó, kéo theo giá trị PM2.5 trong 2 ngày này cũng bắt đầu có xu hướng tăng lên.

So sánh diễn biến chất lượng không khí từ 1.1 – 10.4 năm 2020 với cùng kỳ của những năm trước đó cho thấy, chất lượng không khí cũng có xu hướng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, trong thời gian từ tháng 1 đến nửa đầu tháng 3, giá trị thông số PM2.5 có thấp hơn những năm trước đó, nhưng không rõ rệt.

Đối với các nước Châu Âu, điểm hình là nước Đức trong thời gian phong tỏa kiến ​​lượng hành khách đi lại bằng đường hàng không giảm hơn 90%. Hơn nữa, lưu lượng ô tô đã giảm hơn 50% và tàu hỏa đang chạy với tốc độ thông thường thấp hơn 25%. Các tour du lịch ở Ý bị hủy bỏ, môi trường sống tự nhiên đã thay đổi một cách tích cực mà mắt thường cũng có thể nhìn thấy được.

Các kênh rạch của Venice sạch hơn so với trước kia rất nhiều khi các chất ô nhiễm trong nước đã giảm xuống đáng kể. Những người dân ở đây đã không khỏi ngạc nhiên bởi nhìn thấy rõ ràng làn nước trong xanh và thấy rõ cá bơi trong các con kênh, điều mà đã từ lâu họ không được nhìn thấy.

Cơ quan vũ trụ Châu Âu (European Space Agency) đã chụp được một bức ảnh vệ tinh thể hiện môi trường nước tại Vernice đã trở nên trong sạch hơn rất nhiều trong thời gian nước Ý thực hiện giãn cách xã hội. Trong bức ảnh vệ tinh này, màu đỏ và da dam (thể hiện mức độ ô nhiễm của nước) đã thay thế bằng màu xanh (thể hiện nước không bị ô nhiễm). Những bức ảnh này là những bằng chứng chân thật về sự cải thiện chất lượng môi trường nước ở Vernice, Ý trong những tháng gần đây.

Từ đó, có thể thất không chỉ chim là loài động vật duy nhất được hưởng lợi từ việc ít tiếng ồn hơn. Theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Biology Letters , ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến bất kỳ số lượng sinh vật nào, từ ếch, tôm, cá, động vật có vú, trai và rắn.

Như bên trên đã nói ô nhiễu tiếng ồn ở đại dương thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Các chuyên gia âm sinh học Christopher Clark đã diễn tả rất nhiều lần trên tạp chí môi trường của Yale, chẳng hạn, tiếng ồn ào từ hoạt động dầu khí đang khiến toàn bộ lưu vực đại dương tràn ngập “một cơn bão tiếng ồn lớn”.

Kiểm tra phân của cá voi đầu bò – một loài cá voi tấm sừng hàm có thể dài tới 15 mét và nặng tới 70 tấn – các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi có ít tàu thuyền hoạt động hơn ở vùng biển dọc bờ biển Mỹ-Canada đã tạo ra sự tương quan với lượng hormone gây căng thẳng thấp ở động vật biển.

Mức tiếng ồn từ giao thông vận tải biển, có tần số 20–200 Hz làm xáo trộn sinh vật biển mặc dù có tần số thấp, đã giảm 6 decibel, với mức giảm đáng kể dưới 150Hz.

Mong bài viết này có thể giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về các tác hại của ô nhiễm tiếng ồn.

Liên hệ tư vấn giải pháp âm thanh

Quý khách hàng đang có nhu cầu tìm mua vật liệu cách âm hay thiết bị đo và phân tích âm thanh cũng như giải pháp âm học phù hợp có thể liên hệ ngay với Lidinco, đại diện chính thức của các hãng như: Norsonic, Bedrock, Blastblock, PLACID, Convergence  tại Việt Nam theo thông tin:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG

Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, P. 15, Q. Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Email: sales@lidinco.com
VP Bắc Ninh: 184 Bình Than, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh
Điện thoại: 0222 7300 180
Email: bn@lidinco.com
Hotline: 0906.988.447

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x