Bài xã luận này của Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen được xuất bản lần đầu vào ngày 27 tháng 3 năm 2022 trên tờ The Financial Times và dựa trên báo cáo Frontiers 2022.
Ô nhiễm tiếng ồn ở các thành phố trên thế giới
Các thành phố lớn là nơi cung cấp cơ hội làm việc cũng như dịch vụ giải trí đa dạng cùng mật độ, tiện ích xã hội cũng kéo theo nhiều sự căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. Các đô thị lớn trên thế giới như Bangkok, Barcelona, Bô-gô-ta, Cairo, Damascus đến Delhi, Karachi, Kolkata và New York cùng Nairobi cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm về môi trường đối với cư dân của họ.
Trong số những mối nguy hiểm này này – đặc biệt là rác thải, mất đa dạng sinh học và hiện tượng nóng lên sau khi được quan sát và phân tích đã được ghi chép lại. Có một mối đe dọa môi trường khác thường bị bỏ qua và có tác động ngày càng đáng kể đến cư dân thành phố đó chính là “Tiếng ồn.”
Giống như ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn không chỉ đơn thuần là một mối phiền toái. Trên thực tế, ô nhiễm tiếng ồn ngày càng được biết đến là có tác hại lâu dài đối với sức khỏe con người. Ô nhiễm tiếng ồn được định nghĩa là những âm thanh không muốn diễn ra trong thời gian dài và ở cường độ cao sẽ gây ra sự suy giảm nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất chẳng hạn như bệnh tiểu đường cũng như suy giảm thính lực và sức khỏe tinh thần ngày càng kém hơn.
Khi các thành phố trở nên đông đục hơn, không gian âm thanh cũng từ đó trở thành mối đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Mức độ tiếng ồn có thể chấp nhận được theo quy định của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) hiện đã bị tiếng ồn ở các thành phố lớn trên thế giới vượt qua. Ước tính 90% người sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở Thành phố New York phải chịu mức độ vượt quá giới hạn decibel được khuyến nghị. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, người đi xe đạp phải tiếp xúc với mức tiếng ồn trên 78dB, có thể gây mất thính lực không thể phục hồi. Tại Liên minh Châu Âu, ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến cứ năm khu cư dân và dẫn đến 12.000 ca tử vong mỗi năm.
Trong cuốn sách “The Death and Life of Great American Cities”, Jane Jacobs đã viết rằng thành phố chỉ có thể cung cấp mọi thứ cho mọi người khi và chỉ khi chúng được tạo ra bởi mọi người. Tuy nhiên, lý tưởng bình đẳng khó nhai đó hiếm khi được hiện thực hóa trong thực tế ngày nay. Thành phố, đặc biệt là ở các quốc gia thu nhập thấp, đang chịu sự bất bình đẳng xã hội và phân cách địa lý.
Ô nhiễm tiếng ồn đặc biệt ảnh hưởng đến những đối tượng trẻ em và người cao tuổi và những người sống gần với các tuyến đường có mật độ giao thông cao, cùng các vừng xung quanh khu công nghiệp thay vì ở gần không gian xanh.
Khi hầu hết thế giới đô thị hóa, thành phố đang trở thành một hệ sinh thái ngày càng quan trọng, không chỉ đối với con người mà còn đối với độ đa dạng sinh học trong tổng thể. Ô nhiễm tiếng ồn cũng là một mối đe dọa đối với động vật, làm thay đổi hành vi giao tiếp của các loài khác nhau, bao gồm các loài lông vũ, côn trùng và loạn lương cư như ếch
Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng âm thanh tự nhiên từ các khu vực đô thị xanh có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe. Trong một số trường hợp, cây cối trong môi trường đô thị có thể hấp thụ năng lượng âm thanh và phân tán tiếng ồn. Rừng cây, cây bụi, tường xanh và mái xanh không chỉ giúp tăng cường âm thanh tự nhiên bằng cách thu hút động vật hoang dã, mà còn cải thiện cảnh quan đường phố mắt thấy.
Trong khi đó việc giảm ô nhiễm tiếng ồn là giải pháp cuối cùng, việc trồng hoàng loạt công phía sau các tuyến đường cao tốc đã thu được báo cáo về việc mức độ tiếng ồn đã giảm lên đến 12 dB tại một điểm cụ thể.
Các nhà quy hoạch đô thị nên tính đến cả rủi ro về sức khỏe và môi trường do ô nhiễm tiếng ồn gây ra. Các biện pháp tốt đã được áp dụng trong các khu vực đô thị trên toàn thế giới: từ Khu vực ô nhiễm thấp siêu việt của Luân Đôn, “radar tiếng ồn” ở Paris và làn đường xe đạp mới trên các con đường rộng ở Berlin cho đến kế hoạch quốc gia của Ai Cập để chống lại tiếng ồn và “cơn sóng” 10 tỷ cây ở Pakistan.
Tuy nhiên, cần có nhiều hơn nữa để giải quyết tiếng ồn trong hầu hết các thành phố trên thế giới. Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ là một sự bất tiện nhỏ, mà còn là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và môi trường. Nó cũng không phải là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống đô thị. Trong những năm gần đây, đã có sự mobilisation lớn về tài nguyên để chống lại ô nhiễm không khí, gây tử vong sớm cho hơn 7 triệu người mỗi năm. Các thành phố cần một chiến dịch tương tự nhằm chống lại tiếng ồn gây hại cho con người và hành tinh.
Top 15 thành phố ô nhiễm tiếng ồn trên thế giới
Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc trong báo cáo gần đây có tiêu đề ‘Biên giới 2022: Tiếng ồn, Ngọn lửa và Sự không phù hợp’ đưa ra dữ liệu và quan sát từ các thành phố hàng đầu thế giới bao gồm New York và Hồng Kông.
Báo cáo tiết lộ rằng khu vực Nam Á bao gồm Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Nepal là khu vực ồn ào nhất thế giới, trong khi Mỹ Latinh và châu Âu là những khu vực yên tĩnh nhất.
Theo báo cáo, thủ đô Dhaka của Bangladesh đứng đầu danh sách, tiếp theo là Moradabad của Uttar Pradesh và thủ đô Islamabad của Pakistan. Mức độ ô nhiễm tiếng ồn tại các khu vực này được ghi nhận ở mức 119 dB, 114 dB và 105 dB.
Ngoài ra, hai thành phố Tây Bengal là Kolkata và Asansol, Thủ đô Quốc gia Delhi và thủ đô Jaipur của Rajasthan nằm trong số những thành phố ồn ào nhất thế giới. Dưới đây là danh sách 15 thành phố ồn ào nhất thế giới
Số Thứ Tự | Thành Phố | Quốc Gia | Mức độ ô nhiễm tiếng ồn |
1 | Dhaka | Bangladesh | 119 dB |
2 | Moradabad | India | 114 dB |
3 | Islamabad | Pakistan | 105 dB |
4 | Rajshahi | Bangladesh | 103 dB |
5 | Hồ Chí Minh | Việt Nam | |
6 | Ibadan | Nigeria | 101 dB |
7 | Kupondole | Nepal | 100 dB |
8 | Algeria | Algeria | |
9 | Bangkok | Thái Lan | 99 dB |
10 | New York | Mỹ | 95 dB |
11 | Damascus | Syria | 94 dB |
12 | Manila | Philippines | 92 dB |
13 | Hong Kong | Trung Quốc | 89 dB |
14 | Kolkata | India | |
15 | Asansol |
Ngoài việc công bố danh sách các thành phố có tiếng ồn cao nhất trên thế giới, báo cáo đề cập đến cái tổng quan về sự hấp dẫn đến từ các thành phố lớn trên toàn cầu dẫn đến những áp lực trong tương lai. Như ở New York, chín trong mười người sử dụng phương tiện giao thông công cộng phải chịu mức độ tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép là 70 dB, đặt họ vào nguy cơ bị tổn hại thính giác không thể phục hồi.
Trong bài báo cáo cũng đã nhấn mạnh việc cư dân Hồng Kong đã phải chịu đựng tiếng ồn giao thông vượt qua giới hạn kiến nghị trong hơn hai năm qua. Trong báo cáo cũng đề cập đến việc hơn một nửa số cư dân của các thành phố lớn ở châu Âu đang sống trong các khu vực mức độ tiếng ồn có thể gây hại cho sức khỏe và sự phục hồi.
Hiện nay đã không thiếu những nghiêm cứu về tác hại của ô nhiễm tiếng ồn đối với môi trường, đối với hệ sinh thái của động vật đặc biệt là loài chim đã phải thay đổi hành vi hót của mình để ứng phó với giờ cao điểm buổi sáng bằng cách bắt đầu hót sớm hơn tại những khu vực có lưu lượng giao thông ban ngày dày đặc.
Liên hệ tư vấn giải pháp âm thanh
Quý khách hàng đang có nhu cầu tìm mua vật liệu cách âm hay thiết bị đo và phân tích âm thanh hay microphone đo độ ồn cũng như giải pháp âm học phù hợp có thể liên hệ ngay với Lidinco, đại diện chính thức của các hãng như: Norsonic, Bedrock, Blastblock, PLACID, Convergence tại Việt Nam theo thông tin:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG
Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, P. 15, Q. Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Email: sales@lidinco.com
VP Bắc Ninh: 184 Bình Than, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh
Điện thoại: 0222 7300 180
Email: bn@lidinco.com
Hotline: 0906.988.447
không có tên tác giả sao elm lấy nguồn 😭😭😭
bạn cần tên tác giả à, vì bài này mình lấy từ nhiều nguồn báo thế giới nên khó có tên tác giả cố định được ạ. Nhưng mình đã ghi rõ thông tin mình lấy từ đâu trong bài viết rồi ạ