Vì sao cần tối ưu âm thanh trong căn hộ

Trong cuộc sống âm thanh đóng vai trò rất quan trọng đó là một điều chúng đều đã được học và biết được. Ngay từ lúc trên ghế nhà trường khi trong nhận thức âm thanh là một điều hiểu nhiên xuất hiện trong cuộc sống vậy mà tại sao chúng ta vẫn phải học về âm thanh? Vì có rất nhiều đứa trẻ bị lầm tưởng âm thánh chính là âm nhạc. Nhưng âm thanh rộng lớn hơn rất nhiều,

  • Âm thanh giúp cho con người giao lưu văn hoá, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình cảm, chuyện trò với nhau, nghe được những bài học từ trên giảng đưởng.
  • Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu đã qui định: tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng, tiếng còi báo hiệu có đám cháy, báo hiệu cấp cứu…
  • Âm thanh giúp cho con người thư giãn, thêm yêu cuộc sống: nghe được tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng nhạc dìu dặt…

Âm thanh được tạo ra từ sự rung động của không khí (hạt khí). Những hạt này di chuyển trong không khí và trở thành sóng âm, những sóng âm này sẽ chuyền đến tai hoặc thiết bị trợ thính để chuyển đổi nhưng rung động này trở thành tính hiệu điện truyền lên não bộ để giải hóa thông tin.

Thông thường âm thanh được biết qua: Tần số, biên độ, pha, thời gian, độ nhiễu, độ rung, độ cao … Trong bài này chúng ta sẽ đi qua một số thuật ngữ cơ bản của âm thanh.

Tần số (Frequency) được dùng để đo lường số lần dao động của âm thanh trong một giây và được đo bằng đơn vị Hertz (Hz). Tần số xác định âm thanh là âm cao hay âm thấp. Ví dụ, tiếng đàn guitar có tần số cao hơn tiếng bass.

Biên độ (Amplitude) đo lường cường độ của âm thanh, thể hiện độ lớn của dao động âm thanh. Biên độ càng lớn, âm thanh càng to và mạnh.

Pha (Phase) là mối quan hệ thời gian giữa các dao động âm thanh. Nó xác định sự đồng bộ hóa hoặc mất đồng bộ hóa giữa các dao động âm thanh khác nhau.

Thời gian (Time) được dùng xác định độ dài của một âm thanh, bao gồm thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc của âm thanh.

Độ nhiễu (Noise) sự xuất hiện của độ nhiễu là sự kết hợp của nhiều tần số và biên độ khác nhau, tạo ra âm thanh không có tần số cố định. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và tạo ra âm thanh ngẫu nhiên.

Độ rung (Vibration) của âm thanh được tạo ra bởi dao động của nguồn âm thanh, ví dụ như dây đàn đàn guitar hoặc màng loa.

Kết hợp (Timbre) là đặc điểm riêng biệt của âm thanh mà cho phép phân biệt giữa các loại âm thanh có cùng tần số và biên độ. Timbre quyết định màu sắc hoặc chất âm của âm thanh.

Độ cao (Pitch)của âm thanh liên quan đến tần số. Âm thanh có tần số cao được coi là âm thanh cao, trong khi âm thanh có tần số thấp được coi là âm thanh thấp.

Tần số thấp (Low Frequency), độ thấp thường liên quan đến tần số thấp trong âm thanh. Các tần số thấp thường thấp hơn 250 Hz và thấp hơn tần số trung bình. Đây là các tần số tạo nên tiếng bass trong âm nhạc.

Những điều này kết hợp với nhau để tạo ra một âm thanh hoàn chỉnh mà chúng ta vẫn thường nghe thấy trong đời sống. HIện nay khi dân số ở các khu đô thị tăng cao đồng nghĩa với nhu cầu nhà ở tăng cao. Chính vì thế hiện nay ở các thành phố lớn đang các khu chung cư được xây dựng với mục đích giải quyết vấn đề nhà ở. Nhưng vấn đề âm thanh trong căn hộ cũng từ đây mà ra.

Giải pháp tối ưu hóa âm thanh căn hộ

Chung cư là một không gian sinh sống chung của các hộ gia đình và mỗi hộ gia đình sẽ ở trong những căn hộ được ngăn cách bởi tường. Tùy váo tính chất công trình mà khả năng cách âm của cấu trúc tòa nhà sẽ được tối ưu hoặc không. Nhưng đa phần những căn hộ đề gặp những vấn đề khác nhau về âm thanh của căn hộ trong quá trình sinh sống. Trong bài này, giải pháp âm học sử giải thích nguyên nhân gây tiếng ồn ở từng khu vực trong căn hộ cùng giải pháp có thể tham khảo để bạn áp dụng trong không gian của mình.

Cách âm trần nhà

Khi bạn ở nhà chung cư sẽ thường bị làm phiền bởi những giậm chân, tiếng kéo bàn, kéo ghế, tiếng máy hút bụt… những tiếng động này khiến bạn cảm thấy rất khó chịu vì có cảm giác như bị gõ thẳng vào đầu vì những âm thanh đó. Tất cả những tiếng ồn như thế di cấu trúc tòa nhà gây ra, khi hai lớp tường quá mỏng khiến cho âm thanh từ sàn nhà phía trên tác động trực tiếp xuống trần nhà của bạn.

Khi bị những điều này giải pháp tốt nhất đó chính là cách âm trần nhưng không phải gia đình nào cũng thích những lớp trần thạch cao vừa dày còn khiến căn hộ trông thấp hơn. Vậy có loại vật liệu nào hiệu quả mà không có chiếm diện tích không gian trần nhà. Giải pháp âm học xin giới thiệu tấm cách ấm vinyl BB830 của hãng Blastblock. Đây là một tấm cách âm có bề mặt phẳng và có một lóp nỉ màu bên trên để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng thể của căn hộ như những tấm vinyl thông thường trên thị trường.

Việc sử dụng khối lượng lớn nhựa vinyl BB830 có giảm từ 19 dB đến 32 dB tùy vào độ dày của tấm cách âm. Khác với những mút cách âm thông thường như tấm tiêu âm hay miếng mút trứng gà. Nay cả những tấm cách âm nỉ cũng không có dược sự liền mạch như tấm cách âm BB830. Tuy bề mặt nhẵn mịn không nhấp nhô nhưng những tấm mút thông thường những vẫn đảm bảo được khả năng cách âm.

Cách âm cửa

Thông thường khi nhận căn hộ chung cửa và cửa sổ đều đã được hoàn thiện. Nhưng những dòng cửa của nhà thầu thường không có khả năng cách âm chính vì vậy cần phải suy xét đến vấn đề thay thế cửa bằng những dòng của hai lớp, cửa lõi thép hoặc cửa kính cách âm.

Cửa hai lớp, còn được gọi là cửa kép, là một kiểu cửa được thiết kế với hai lớp cửa chồng lên nhau. Cấu tạo cửa hai lớp giúp cải thiện tính năng cách âm và cách nhiệt của cửa.

Lớp ngoài của cửa hai lớp thường được làm bằng vật liệu chịu nước và chịu được tác động môi trường như gỗ, nhôm, hoặc nhựa PVC. Lớp ngoài có thể có khung kết cấu bền chắc và có thể được trang bị các hệ thống khóa và phụ kiện bảo mật. Lớp trong thường có thiết kế dày và cung cấp khả năng cách âm tốt hơn so với lớp ngoài.

Cửa lõi thép hay còn gọi là cửa chống cháy lõi thép, là một loại cửa được cấu tạo với lõi làm bằng thép và được bao phủ bởi các vật liệu khác như thép, gỗ hoặc vật liệu cách âm.

Lõi của cửa lõi thép được làm từ tấm thép chắc chắn và có khả năng chịu lửa. Lõi thép đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tính năng chống cháy và an toàn cho cửa. Bên ngoài lõi thép, cửa thường được bao phủ bởi các vật liệu khác như thép, gỗ hoặc vật liệu cách âm. Các vật liệu này không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn cung cấp độ bền và khả năng chống cháy cho cửa.

Cách âm sàn nhà

Việc cách âm sàn nhà đòi hỏi việc thi công toàn bộ sàn nhà. Sàn nhà cần lót một lớp cách âm phía dưới sau đó ốp loại gạch gỗ sàn mà bạn yêu thích. Việc này nghe có thể đơn giản nhưng cũng là một công đoạn tỷ mỉ mà bạn khó có thể tự mình thực hiện. Việc lựa chọn vật liệu lóp cũng rất quan trọng. Trên thị trường có rất nhiều dạng lót sàn có thể là tấm cao su cao cấp, tấm Foam, mút xốp,…

Đối với việc cách âm tường thì đó là một việc phức tạp hợn bạn có thể tham khảo bài viết: Cấu tạo tường cách âm của chúng tôi.

Liên hệ tư vấn giải pháp âm thanh

Quý khách hàng đang có nhu cầu tìm mua vật liệu cách âm hay thiết bị đo và phân tích âm thanh cũng như giải pháp âm học phù hợp có thể liên hệ ngay với Lidinco, đại diện chính thức của các hãng như: Norsonic, Bedrock, Blastblock, PLACID, Convergence  tại Việt Nam theo thông tin:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CUỘC SỐNG

Trụ sở chính: 487 Cộng Hòa, P. 15, Q. Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: 028 3977 8269 / 028 3601 6797
Email: sales@lidinco.com
VP Bắc Ninh: 184 Bình Than, P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh
Điện thoại: 0222 7300 180
Email: bn@lidinco.com
Hotline: 0906.988.447

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x